Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình trọng tài.

Một phần của tài liệu Đề tài môn chính sách thương mại quốc tế: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại việt nam (Trang 35 - 36)

quy định: “trường hợp có lý do chính đáng, các bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp”. Quy định về hoãn phiên họp là để nhằm bảo đảm quyền tham gia tranh tụng của các bên để đảm bảo tính chính xác của quyết định trọng tài.

Trong phiên họp giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài sẽ nghe các bên trình bày ý kiến của mình. Trên cơ sở đó, kết hợp với những chứng cứ và tài liệu có thể được đưa ra những quyết định đúng đắn.

2.2.1.5. Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trìnhtrọng tài. trọng tài.

Thế mạnh của phương thức giải quyết tranh chấp bằng tài phán so với các phương thức khác đó là nó mang tính quyền lực nhà nước. Đặc biệt khi cơ quan tài phán đó là tòa án, khi đó quyền lực nhà nước là tuyệt đối những phán quyết mà cơ quan này đưa ra được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan như cảnh sát, nhà tù…

Trọng tài tuy không phải là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng sự hoạt động của nó lại nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan nhà nước. Mà sự thể hiện rõ nhất đó là sự giúp đỡ của các cơ quan tòa án đối với các trung tâm trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Vấn đề này được thể hiện tại Điều 33 Pháp lệnh Trọng tài thương mại: “trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn đến tòa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời…”. Việc quy định quyền yêu cầu áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời thể hiện rõ sự hỗ trợ từ phía tòa án trong việc giải quyết tại trọng tài vì thực tế trọng tài không có quyền áp dụng biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Nếu không có sự hỗ trợ này, trọng tài sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành giải quyết

vụ việc. Hiện nay, có sáu biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 33 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 bao gồm:

- Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy hoặc có nguy cơ bị tiêu hủy;

- Kê biên tài sản tranh chấp;

- Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp;

- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp; - Kê biên và liêm phong tài sản tranh chấp; - Phong tỏa tài sản ngân hàng.

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định khá chặt chẽ vì việc áp dụng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của người bị áp dụng. Theo Điều 34 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, kèm theo đơn yêu cầu, bên yêu cầu phải ký gửi bản sao đơn kiện, bản sao thỏa thuận trọng tài, bằng chứng về các chứng cứ cần được bảo toàn, các chứng cứ về việc bị đơn tẩu tán, cất giấu tài sản có thể làm cho việc thi hành quyết định trọng tài không thể thực hiện được. Bên yêu cầu phải nộp một khoản tiền để bảo đảm để bảo vệ lợi ích của bên bị áp dụng và ngăn ngừa sự lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có yêu cầu. Tòa án xem xét và quyết định áp dụng hay không áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành ngay. “trong trường hợp bên yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho bên kia, cho người thứ ba thì phải bồi thường”.

Để trọng tài có thể phát triển, pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quy định về sự hỗ trợ của tòa án trong những trường hợp cần thiết phải sử dụng đến quyền lực công.

Một phần của tài liệu Đề tài môn chính sách thương mại quốc tế: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại việt nam (Trang 35 - 36)