Đơn kiện (thông báo trọng tài), thời hiệu khởi kiện và thụ lý đơn kiện.

Một phần của tài liệu Đề tài môn chính sách thương mại quốc tế: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại việt nam (Trang 26 - 29)

đơn kiện.

Để giải quyết vụ tranh chấp tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi đến đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn. Như chúng ta đã biết thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài được xác định bởi sự lựa chọn của các bên có tranh chấp. Chỉ có trung tâm trọng tài nào được các bên lựa chọn mới có thẩm quyền giải quyết. Nếu nguyên đơn gửi đơn kiện đến không đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn thì đơn kiện đó chắc chắn sẽ không được thụ lý.

Tại khoản 4 Điều 20 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định: “Tố tụng trọng tài bắt đầu từ khi trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn hoặc từ khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn, nếu vụ tranh chấp được giải quyết tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập.”

Quy định này đã xác định rõ thời điểm bắt đầu quá trình trọng tài đối với mỗi loại trọng tài. Đối với trọng tài Ad - hoc là khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn. Đối với trọng tài thường trực là từ khi trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn.

Tùy thuộc vào hình thức trọng tài do các bên lựa chọn mà thủ tục gửi đơn kiện là khác nhau. Nhưng dù dưới hình thức nào đi chăng nữa thì đơn kiện đều phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Ngày, Tháng,Năm viết đơn. - Tên và địa chỉ của các bên. - Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp. - Các yêu cấu của nguyên đơn.

- Trị giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu.

- Trọng tài viên của trung tâm trọng tài mà nguyên đơn chọn.

Để giải quyết vụ tranh chấp tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi cho bị đơn; nội dung đơn kiện như trên.

Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu chứng cứ. Bản sao phải có chứng từ hợp lệ. Đồng thời nguyên đơn phải nộp phí trọng tài nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia tranh chấp và sự độc lập, vô tư, khách quan của các trọng tài viên khi giải quyết tranh chấp thì tại khoản 5 Điều 20 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định: “Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn kiện, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 điều này.”

Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện trước khi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài.

Thời hiệu khởi kiện cũng là một vấn đề rất quan trọng trong tố tụng trọng tài vì trong trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện thì trọng tài sẽ không giải quyết vụ việc nữa cho dù đơn kiện, thỏa thuận trọng tài, chứng cứ… mà nguyên đơn gửi đến đầy đủ và hợp pháp. Theo Điều 20 Pháp lệnh Trọng tài năm 2003, đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật. Còn đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không

quy định thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được tính vào từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi không còn sự kiện bất khả kháng.

Khi nhận được đơn kiện, Trung tâm trọng tài phải xem xét xem vụ kiện đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không, đặc biệt là thỏa thuận trọng tài của các bên có chọn đích danh Trung tâm trọng tài mà nguyên đơn gửi đơn đến hay không. Nếu thỏa thuận trọng tài và tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, nguyên đơn và bị đơn đều là tổ chức, cá nhân kinh doanh, Trung tâm trọng tài sẽ thụ lý đơn kiện và có trách nhiệm giải quyết.

Như vậy, ta có thể kết luận rằng quá trình tố tụng trọng tài tại Trung tâm trọng tài bắt đầu từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiện, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn, những tài liệu kèm theo mà nguyên đơn cung cấp và danh sách trọng tài viên của trung tâm.

• Bản tự bảo vệ của bị đơn

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo, của nguyên đơn do Trung tâm trọng tài gửi đến, nếu không có thỏa thuận gì khác, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Bản tự bảo vệ phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Ngày, tháng, năm viết bản tự bảo vệ; - Tên và địa chỉ của bị đơn;

- Lí lẽ và chứng cứ để tự bảo vệ, phản bác một phần hay toàn bộ nội dung đơn kiện của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn về thẩm quyền của trọng tài và thỏa thuận trọng tài (chẳng hạn vụ tranh chấp không được thẩm quyền giải quyết của trọng tài; không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;)

- Trọng tài viên của trung tâm mà bị đơn chọn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm.

Theo yêu cầu của bị đơn, thời hạn bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ và kèm theo chứng cứ có thể dài hơn ba mươi ngày nhưng phải trước ngày hội đồng trọng tài mở phiên họp.

Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được gửi cho hội đồng trọng tài, đồng thời gửi cho nguyên đơn trước ngày mở phiên họp của hội đồng trọng tài giải quyết đơn kiện của nguyên đơn.

Nguyên đơn phải có bản trả lời đơn kiện lại trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện lại. Bản trả lời phải được gửi cho bị đơn và Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết đơn kiện lại cùng một lúc với việc giải quyết đơn kiện.

Một phần của tài liệu Đề tài môn chính sách thương mại quốc tế: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại việt nam (Trang 26 - 29)