Chính sách về phát triển thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

I/ TỔNG QUAN VỀ TẠO VIỆC LÀ MỞ VIỆT NAM 1 Tình hình lao động, việc làm ở Việt Nam.

2. Các chính sách tác động tới tạo việc là mở Việt Nam.

2.2. Chính sách về phát triển thị trường lao động.

Có thể nói, hiện tại thị trường lao động ở Việt Nam còn ở trong giai đoạn hình thành nên còn nhiều khuyết tật (kém phát triển, bị chia cắt khá mạnh giữa các khu vực và theo lãnh thổ, thiếu khuôn khổ pháp lý…). Chính sách việc làm thúc đẩy mạnh phát triển thị trường lao động trong các khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp-xây dựng và dịch vụ), còn đối với khu vực nông-lâm-ngư kết quả tác động còn rất hạn chế. Với hình thức kinh tế hộ gia đình quy mô nhỏ còn rất phổ biến. Trong tổng số người có việc làm, thì tỷ lệ làm thuê nông-lâm-ngư nghiệp chỉ chiếm khoảng 8%, tỷ lệ làm thuê phi nông nghiệp là 25%, còn lại 67% là tự làm, đồng thời mức độ phát triển thị trường lao động, tính theo tỷ lệ người làm công ăn lương, khác nhau khá nhiều giữa các vùng và địa phương. Để đẩy nhanh sự phát triển của thị trường lao động, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều biện pháp thúc đẩy các thể chế, ban hành các công cụ và tăng cường hoạt động của thị trường lao động:

* Dịch vụ việc làm.

Đến năm 2007, trên phạm vi cả nước có hơn 200 Trung tâm giới thiệu việc làm và trên 3000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm. Số lượng và chủng loại các loại dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm do các Trung tâm và doanh nghiệp thực hiện khá lớn và đa dạng. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ việc làm vẫn được đánh giá là chưa cao và chưa hiệu quả, do thiếu thông tin về thị trường lao động, thiếu mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

* Hội chợ việc làm.

Cùng với hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm, một loại hình công cụ của thị trường lao động được tổ chức và hoạt động có hiệu quả là Hội chợ việc làm. Kể từ năm 2001 đến nay đã có hơn 100 Hội chợ việc làm được tổ chức ở nhiều địa phương trên cả nước. Ngoài hội chợ việc làm tổng hợp, nhiều Hội chợ việc làm chuyên ngành và dành riêng cho từng nhóm đối tượng đã được tổ chức. Tại các Hội chợ, hàng vạn người đã được tư vấn về đào tạo nghề và được giới thiệu việc làm và tìm kiếm được việc làm.

* Hình thành trung tâm thông tin việc làm.

Các trung tâm thông tin việc làm, các trang Web người tìm việc, việc tìm người, các trang báo giới thiệu việc làm đang được hình thành ngày một nhiều và đóng góp ngày càng to lớn cho sự phát triển của thị trường lao động. Một ví dụ điển hình là trong khuôn khổ dự án thúc đẩy phát triển thị trường lao động, việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về việc làm và thị trươờng lao động đã được tổ chức thí điểm và hoạt động có hiệu quả ở một số địa phương. Tuy nhiên, mới chỉ thực hiện được việc thu thập và công bố thông tin về cầu lao động, mà chưa cung cấp được thông tin về cung lao động. Trong những năm tới, số lượng lao động tham gia vào thị trường lao động sẽ tiếp tục

tăng và thị trường lao động ngày càng đa dạng hơn. Vì vậy cần có những quy định cụ thể hướng dẫn và điều tiết kịp thời các hoạt động của thị trường lao động nhằm tăng hiệu quả cung - cầu lao động, cũng như bảo vệ quyền lợi, xác định rõ trách nhiệm của những bên tham gia vào thị trường lao động. Quản lý tốt thị trường lao động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sắp xếp việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tính cơ động, linh hoạt của lực lượng lao động, cũng như ngăn chặn và khắc phục nhiều hậu quả kinh tế - xã hội khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 30 - 32)