Đổi mới chính sách trợ giúp xã hội theo hướng bao phủ toàn bộ đối tượng bảo trợ xã hội Để thực hiện định hướng này trong giai đoạn tới cần giả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 73 - 75)

tượng bảo trợ xã hội. Để thực hiện định hướng này trong giai đoạn tới cần giải quyết tốt hai vấn đề: Thứ nhất là bổ sung thêm đối tượng trợ giúp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn; Thứ hai là nghiên cứu rà soát lại tiêu chí xác định đối tượng trợ giúp, đối tượng trợ cấp xã hội theo hướng linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, loại bỏ những điều kiện cứng (đủ) mà quan tâm nhiều hơn đến điều kiện thực tế (cần) để thực sự bao phủ hết số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

- Đổi mới chính sách trợ giúp xã hội theo hướng nâng cao mức trợ cấp xã hội để có sự tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống của đối tượng. Đảm bảo mức trợ cấp xã hội hợp lý, phải dựa vào chi phí tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống cho một người một tháng. Mức này ít nhất phải bằng chuẩn nghèo áp dụng cho từng thời kỳ. Nhà nước cũng chỉ nên quy định mức chuẩn trợ cấp xã hội tối thiểu và cho phép các địa phương có quyền chủ động xác định mức cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, nhưng không thấp hơn mức trợ cấp xã hội tối thiểu do nhà nước quy định.

Mặt khác cần khuyến khích các địa phương nâng cao mức trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội

- Cùng với việc đổi mới chính sách trợ cấp xã hội, cũng cần đổi mới toàn bộ các cơ chế, chính sách giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên các lĩnh vực liên quan đến nhu cầu bức xúc của từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội như: trợ giúp khám chữa bệnh, chỉnh hình phục hồi chức năng; học văn hoá, học nghề, tạo việc làm; trợ giúp hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi giải trí; tiếp cận các công trình công cộng, tiếp cận giao thông; tiếp cận công nghệ thông tin…Về nguyên tắc các cơ chế, chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội phải hoà nhập với các cơ chế, chính sách hiện có của Nhà nước. Mặt khác cũng tiến tới cơ chế chi trả trực tiếp hoặc trực tiếp thanh toán, chi trả dịch vụ trợ giúp (bảo hiểm y tế, trợ giúp học văn hóa, học nghề…) không có sự phân biệt dịch vụ đó do các tổ chức của Nhà nước cung cấp hay tư nhân cung cấp.

- Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống chính sách tiến tới hình thành các Luật, các Luật này sẽ điều chỉnh các đối tượng xã hội cần trợ giúp đặc biệt. Các nội dung chính sách được quy định cụ thể trong Luật này là bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội phát triển toàn diện cả về thể lực, nhân cách và trí tuệ; Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng bảo trợ xã hội tham gia đầy đủ và bình đẳng vào các hoạt động xã hội như những người bình thường khác.

- Phát triển hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội theo hướng tiêu chuẩn hoá và đa dạng hoá thành phần tham gia; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở bảo trợ xã hội.

- Hoàn thiện cơ chế tài chính và cơ chế huy động nguồn lực. Cần phải xây dựng cơ chế tài chính minh bạch hơn cho các địa phương thực hiện. Cần phải đẩy mạnh huy động đa nguồn, nguồn ngân sách ưu tiên cho thực hiện

chính sách trợ cấp, các nguồn huy động khác cho thực hiện các chương trình và dự án.

2.4 Định hướng nâng cao chất lượng đối thoại xã hội.

Trước thực trạng tranh chấp lao động và đình công hiện nay, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến các doanh nghiệp và người lao động, tăng cường hơn nữa sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng đình công, xây dựng quan hệ lành mạnh trong các doanh nghiệp góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w