Trợ giúp thường xuyên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

III/ THỰC TRẠNG VỀ TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 1 Khuyến khích các quyền cơ bản tại nơi làm việc.

3. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người lao động.

3.2 Trợ giúp thường xuyên.

3.2.1. Về người cao tuổi.

Biểu đồ 3.3: số người cao tuổi và tỷ lệ sinh người cao tuổi.

(Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB và Xã hội).

Theo kết quả điều tra dân số năm 1989 cả nước có 7.15% dân số là người cao tuổi từ 60 tuổi, năm 1999 là 8.12% và năm 2005 tỷ lệ này là 8.82%, dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 10.5-11 triệu người cao tuổi chiếm trên 10% dân số cả nước. Với mức gia tăng như vậy, trong vòng 10 năm tới vấn đề già hoá dân số sẽ trở thành một thách thức lớn trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ, phụng dưỡng người cao tuổi.

Hiện nay ước tính có khoảng trên 2 triệu người cao tuổi được hưởng ít nhất một chế độ trợ cấp hoặc lương hưu. Nhóm ngưòi cao tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp đặc biệt có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên còn có tới 130 ngàn người cao tuổi thuộc diện cô đơn không nơi nương tựa, 134 ngàn người từ 90 tuổi và khoảng 500 ngàn người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Tình trạng sức khoẻ: Tỷ lệ người cao tuổi có sức khoẻ kém (so độ tuổi) chiếm khá cao (22.9%).Bình quân 1 người cao tuổi có 2.69 bệnh. Đối với nhóm người cao tuổi cô đơn tình trạng bệnh tật còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Về điều kiện sinh hoạt: Ước tính có khoảng 800 ngàn người cao tuổi còn đang phải ở nhà tạm, chủ yếu ở những vùng kinh tế chậm phát triển, mức sống thấp.

Thực trạng người cao tuổi trên cho thấy cần có hệ thống chính sách đồng bộ vừa để phát huy vai trò của người cao tuổi nhưng bên cạnh đó cũng cần có hệ thống chính sách trợ giúp đối với người cao tuổi không có thu nhập, không có người chăm sóc, họ là những người thuộc diện nghèo, tàn tật, người cao tuổi cô đơn.

3.2.2. Về người tàn tật.

Theo số liệu của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cả nước có khoảng 5.3 triệu người chiếm 6.63% dân số. Người tàn tật ở Việt Nam được phân bố không đều giữa các khu vực, sự phân bố không đều này do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do mật độ dân số của các khu vực khác nhau, do ảnh hưởng của chiến tranh, do điều kiện tự nhiên hoặc do trình độ dân trí, bẩm sinh, ốm đau, bệnh tật, mức độ can thiệp khác nhau của y học, các nguyên nhân từ xã hội…Nếu căn cứ theo tiêu chí nông thôn, thành thị thì tỷ lệ người tàn tật sống ở vùng nông thôn chiếm 87.20%; người tàn tật ở đô thị chiếm 12.8%.

- Về độ tuổi: Xu hướng giảm dần tỷ trọng người tàn tật cao tuổi và tăng về số lượng trẻ em tàn tật. Sự biến động này đòi hỏi phải tập trung các giải pháp pháp hiện sớm, can thiệp sớm, phòng ngừa để hạn chế rơi vào tàn tật.

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu độ tuổi của ngưòi tàn tật.

(Nguồn: Kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005 của Bộ LĐTBXH).

Số liệu khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ người tật trong độ tuổi từ 15 đến 60 vẫn không thay đổi trong vòng 10 năm (1995-2005 và chiếm tỷ lệ là 71.58%)

Biểu đồ 3.5: Các dạng tàn tật của người tàn tật (đơn vị: %).

(Nguồn: ước tính của Bộ LĐTBXH và UNICEF năm 2004).

Nguyên nhân dẫn đến tàn tật ở Việt Nam chủ yếu do bẩm sinh, bệnh tật và do hậu quả chiến tranh. Các nguyên nhân này phản ánh sự chăm sóc ban đầu cho trẻ em và dịch vụ y tế còn khá hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật dẫn đến tỷ lệ tàn tật cao.

Biểu đồ 3.6: Nguyên nhân dẫn đến tàn tật (đơn vị:%).

(Nguồn: Kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005, Bộ LĐTBXH).

Trình độ học vấn của ngưòi tàn tật còn thấp, đời sống người tàn tật nhìn chung còn nhiều khó khăn. Hiện vẫn còn tới 17.59% hộ có người tàn tật chưa

được hưởng bất kỳ loại chính sách nào. Những số liệu trên cho thấy thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của người tàn tật còn khó khăn đang cần có chính sách trợ giúp đặc biệt để có thể đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu.

3.2.3. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Theo báo cáo của các địa phương vào thời điểm cuối năm 2007 cả nước hiệnc ó khaỏng 1.4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 1.8 triệu trẻ em nghèo sống trong các gia đình nghèo. Phần lớn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tập trung ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều thiên tai, lũ lụt, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 48 - 51)