Chính sách việc làm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

I/ TỔNG QUAN VỀ TẠO VIỆC LÀ MỞ VIỆT NAM 1 Tình hình lao động, việc làm ở Việt Nam.

2. Các chính sách tác động tới tạo việc là mở Việt Nam.

2.4. Chính sách việc làm.

2.4.1. Các chính sách vĩ mô về tạo việc làm.

Đó là những chính sách về tạo việc làm và điều tiết trạng thái việc làm trên bình diện vĩ mô. Mục tiêu của những chính sách thuộc nhóm này là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và thúc đẩy chuyển dich cơ cấu việc làm theo hướng tiến bộ, hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội, cải thiện đời sống của người lao động. Nhóm chính sách này thể hiện những chủ trương, đường lối lớn, cơ bản của nhà nước, là những định hướng lớn, được xác định cho thời kỳ kế hoạch trung hạn và dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và lao động việc làm của đất nước. Các chính sách vĩ mô về việc làm quan trọng bao gồm:

- Chính sách đa dạng hoá việc làm và theo đó là đa dạng hoá các nguồn vốn và chủ thể tạo việc làm: Đó là những chính sách khuyến khích và hỗ trợ

tạo việc làm tác động đến tất cả các chủ thể trong xã hội tạo việc làm cho người lao động.

- Chính sách đầu tư nhằm khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm: Nhà nước chủ động và tích cực trực tiếp tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trong đó ưu tiên các ngành có tác dụng kích thích và lan toả đến các thành phần kinh tế khác tạo việc làm và chính sách hổ trợ các thành phần kinh tế, mọi người dân tự tạo việc làm. Nội dung chính của chính sách không chỉ nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi mà còn hỗ trợ về tài chính.

- Chính sách về cơ cấu việc làm: Thông qua chính sách đầu tư, theo đó Nhà nước trực tiếp đầu tư và có những giải pháp khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ…để tạo việc làm sẽ có ý nghĩa quyết định và tác động liên ngành, liên vùng nhằm tạo ra sự chuyển dịch tiến bộ về cơ cấu việc làm với ba hình thức cơ cấu chính là cơ cấu việc làm theo ngành, cơ cấu việc làm trang bị theo kỹ thuật và cơ cấu việc làm theo khu vực lãnh thổ.

2.4.2. Các chính sách cụ thể về việc làm.

Đó là những chính sách, giải pháp cụ thể trực tiếp tạo việc làm và hỗ trợ về tạo việc làm. Những chính sách này được thể hiện trong các chương trình hành động, các kế hoạch, các dự án cụ thể được soạn thảo và thực hiện trong từng thời kỳ nhất định. Ví dụ, Quyết định 120/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và xoá đói giảm nghèo thời kỳ 2006-2010, các chính sách đối với lao động trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước…Ngoài ra, còn nhiều chính sách quan trọng khác có liên quan đến những người tham gia vào quá trình tạo việc làm, điều tiết các mối quan hệ lao động như chính sách tiền lương tối thiểu và chính sách quản lý tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội, những quy định về bảo hộ lao động, an toàn và vệ sinh lao động.

2.4.3. Các chương trình hỗ trợ người thất nghiệp.

- Trợ cấp cho những người mất việc làm.

Bộ luật lao động năm 1994 (được sửa đổi năm 2002) và các văn bản dưới luật quy định chế độ trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc như sau:

+ Trợ cấp việc làm: Trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, thay đổi công nghệ mà bị mất việc làm, người lao động được trợ cấp, gọi là trợ cấp mất việc làm, theo đó cữ mỗi năm làm việc được hưởng một tháng lương. Khoản trợ cấp trên do người chủ sử dụng lao động trả, nguồn được lấy từ quỹ dự phòng của doanh nghiệp được trích lập từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Các trường hợp thôi việc do chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên thì cứ mỗi năm làm việc, ngưòi lao động được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 50% tháng lương. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc này được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

Gần đây, thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11-4-2002, theo đó Chính phủ lập quỹ xử lý lao động dôi dư với số tiến là 6000 tỷ đồng để chi trả cho người lao động. Theo chương trình này, tất cả những người lao động mấ việc làm đều được hưởng một khoản trợ cấp tuỳ thuộc theo thời gian công tác, mức lương đang hưởng và được đóng BHXH. - Hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại cho người lao động bị mất việc làm.

Bộ luật lao động quy định doanh nghiệp có trách nhiệm đào tạo lại chi người lao động bị mất việc để họ tìm việc làm mới.

Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11-4-2002 quy định ngoài khoản trợ cấp mất việc làm và cho về hưu sớm, lao động dôi dư còn được tham gia vào các chương trình đào tạo miễn phí tối đa 6 tháng tại các trung tâm dạy nghề

do Sở Lao động – Thương binh – Xã hội chỉ định để chuyển sang làm các công việc khác cho phù hợp. (Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22/11/2004 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ- CP ngày 11/4/2002 của chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004 của Chính phủ).

+ Dịch vụ việc làm.

Với hệ thống hơn 200 Trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà nước trong cả nước, hàng năm tư vấn nghề, tư vấn việc làm cho trên 60 vạn lượt người lao động, giới thiệu cung ứng lao động cho gần 50 vạn lao động, trong đó có cả người thất nghiệp. Kể từ năm 2000, hàng trăm trung tâm dịch vụ việc làm tư nhân đã được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp đã tham gia cung cấp các dịch vụ việc làm cho người lao động.

+ Hỗ trợ cho vay vốn để giải quyết việc làm.

Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cung cấp các khoản vay lãi suất ưu đãi để người lao động tự tạo việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp. Hàng năm, Quỹ này đã tạo việc làm cho từ 30-35 vạn lao động, trong đó có người thất nghiệp, người mất việc làm.

Ngoài ra người thất nghiệp có thể tham gia vào các chương trình tín dụng, hỗ trợ việc làm của các tổ chức phi chính phủ, của các tổ chức chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 33 - 36)