NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 66 - 71)

BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

I/ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM. VIỆT NAM.

1. Đặt vấn đề.

Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO vào năm 2007 tất yếu có nhiều tác động đến các lĩnh vực đời sống kinh tế và xã hội của nước ta. Lĩnh vực lao động và xã hội, nhất là thị trường lao động và việc làm, an sinh xã hội tất yếu chịu ảnh hưởng, có cả tích cực và tiêu cực, có cả cơ hội và thách thức. Một trong những đòi hỏi của là nền kinh tế phải đuợc chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế đó, thị trường lao động là một trong những thị trường quan trọng đòi hỏi phải từng bước hoàn thiện và phát triển.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường có nghĩa các vấn đề như cung, cầu lao động, việc làm, tiền công, tiền lương sẽ do thị trường quyết định thông qua việc thương lượng, thoả thuận giữa người lao động và người sủ dụng lao động. Những rủi ro do thị trường đem lại đối với người lao động sẽ nhiều hơn, điều đó tất yếu ảnh hưởng đến công ăn, việc làm, đến thu nhập và đời sống của người lao động và những người trong gia đình họ. Vì thế, việc thiết kế, hoàn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội là hết sức quan trọng.

Thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện NGhj quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, Bộ Lao động-Thương

binh và Xã hội được Chính phủ giao nhiệm vụ nghiê cứu những vấn đề liên quan đến hoàn thiện thị trường lao động và thực hiện chính sách an sinh xã hội, bao gồm:

- Nghiên cứu xây dựng luật tiền lương tối thiểu; Luật Bảo trợ xã hội. - Nghiên cứu phát triển thị trường lao động, chính sách tiền lương tối thiểu, tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần chi phối theo yêu cầu không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế và loại hình sở hữu.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo công nhân lành nghề cho một số ngành sản xuất tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.

- Đề án đánh giá tác động của Việc gia nhập WTO đến vấn đề lao động, việc làm, xã hội và đề xuất các giải pháp xử lý.

- Đề án bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần Nhà nước, doanh nghiệp, ngưòi lao động cùng chia sẻ; đề án phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện, đề án lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Một số vấn đề nảy sinh khi Việt Nam gia nhập WTO.

Đối với lĩnh vực lao động, việc làm và mạng an sinh xã hội, có thể thấy khoảng 10 vấn đề xuất hiện, được trình bày dưới đây:

- Cơ hội việc làm: Về cơ bản, hội nhập sẽ làm các cơ hội việc làm tăng lên nhưng tính cạnh tranh cũng quyết liệt hơn. Sẽ xuất hiện tình trạng các cơ hội việc làm ở các lĩnh vực mới, các khu vực mới tăng nhưng cũng xảy ra mất việc làm ở các lĩnh vực khác, khu vực khác. Theo dự báo, có 4 khu vực có khả năng tăng cơ hội việc làm là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực làm hàng xuất khẩu, khu vực dịch vụ và đời sống và sản xuất, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; hai khu vực có khả năng giảm cơ hội việc làm là những ngành được bảo hộ của Nhà nước và khu vực doanh nghiệo nhà nước.

Khu vực nông thôn cũng chịu tác động nhiều chiều. Có thể tiếp cận được các thị trường nông sản mới, có thể phát triển doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn làm tăng cơ họi việc làm. Nhưng việc mở cửa thị trường nông sản, việc đô thị hoá và công nghiệp hoá nông thôn có thể làm một bộ phận nông dân mất đất, do vậy làm giảm cơ hội việc làm.

Nhìn về tổng thể, người lao động được hưởng và tiếp cận nhiều cơ hội việc làm hơn nhưng cũng có thể có một bộ phận mất việc làm.

- Kinh tế thị trường và hội nhập tạo áp lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Trong nền kinh tế thị trường, khi hội nhập và mở cửa, mức độ cạnh tranh sẽ lớn hơn, công nghệ mới, kỹ thuật mới đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn. Đây là cơ hội kích thích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nhưng cũng là thách thức đối với đào tạo, đối với lao động trung niên và cao tuổi hiện đang làm việc có khả năng thay đổi để thích ứng thấp hơn so với lao động trẻ. Người sử dụng lao động có quyền tăng giảm số lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, quan hệ lao động dựa trên sự thoả thuận giữa người lao động và sử dụng lao động tất dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm. An ninh việc làm, bảo hiểm thất nghiệp tất phải đặt ra để hỗ trợ các đối tượng này và các đối tượng yếu thê khác trên thị trường lao động. Vấn đề cần xử lý là nâng cao chất lượng lao động cả về tay nghề, văn hoá ứng xử, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động; cơ cấu đào tạo, chất lượng đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Thị trường lao động linh hoạt hơn, năng động hơn: Việc hội nhập và chuyển sang kinh tế thị trường sẽ kích thích sự di chuyển của lao động giữa các vùng và giữa các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế thay đổi cũng đòi hỏi cơ cấu lao động phải có sự điều chỉnh. Tuổi thọ của việc làm có thể sẽ ngắn đi và đòi hỏi người lao động năng động hơn. Khái niệm làm việc suốt đời đối với một công việc, trong cùng một doanh nghiệp sẽ ít dần đi. Đã và sẽ xuất hiện

tình trạng thiếu lao động trình độ tay nghề cao và lao động quản lý. Trong bối cảnh đó, người lao động sẽ năng động hơn (tác động tích cực) nhưng cũng có một bộ phận khó có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của thị trường.

- Sự cần thiết phải có mạng an sinh xã hội: Thị trường thường gắn với các rủi ro.Ngay những năm đầu gia nhập WTO, do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, do năng lực của một bộ phận doanh nghiệp hạn chế có thể không tồn tại được, v.v…thì một bộ phận lao động có thể sẽ mất việc làm, mất nguồn thu nhập. Cần có các chính sách hỗ trợ, bảo vệ để người lao động và gia đình họ có thể ổn định cuộc sống và người lao động sớm tìm được việc làm. Về lâu dài, cần có một hệ thống an sinh hữu hiệu để bảo vệ người lao động và người dân nói chung trước những rủi ro của thị trường, rủi ro của tự nhiên và xã hội.

- Các tác động nhiều chiều đến điều kiện lao động: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) gây sức ép đến người sử dụng lao động trong cải thiện điều kiện làm việc và tuân thủ pháp luật lao động tại nơi làm việc. Đây là vấn đề nhạy cảm, không thực hiện tốt thì dễ tạo ra các hàng rào phi mậu dịch, khách hàng các nước tẩy chay không sủ dụng hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra. Tác động này khiến người lao động được hưởng điều kiện làm việc tốt hơn.

Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khu vực phi kết cấu xưa nay chưa chú ý đến điều nay, có điều kiện lao động không đảm bảo, thậm chí trốn đóng bảo hiểm xã hội thực hiện trách nhiệm tối thiểu đối với người lao động…Là vấn đề cần xử lý cả về trước mắt cũng như lâu dàì.

- Nảy sinh nhiều vấn đề trong quan hệ lao động và tranh chấp lao động: Hiện tại, năng lực và thiện chí đối thoại giữa người sử dụng lao động và

người lao động chưa cao, dễ xảy ra tranh chấp; các thiết chế về quan hệ lao động chưa hoàn chỉnh và chưa được thực hiện nghiêm túc trong thực tế. Luật pháp, cơ chế phòng ngừa và xử lý tranh chấp lao động chưa hũu hiệu, chưa phù hợp với thực tế. Nguy cơ gia tăng nhanh tranh chấp lao động là có thực.

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp : đây là khái niệm được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một yêu cầu của thương mại quốc tế. Nội dung: yêu cầu thực hiện một số tiêu chuẩn lao động tại nơi làm việc nằm trong bộ quy tắc ứng xử (CoC) do bên mua hàng yêu cầu. Trong việc thực hiện, có sự phân hoá giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, giữa doanh nghiệp cũ và doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp thực hiện CoC thì được bên mua đặt hàng, doanh nghiệp không thực hiện thì mất bạn hàng, lao động bị giảm thu nhập, thậm chí bị mất việc làm.

- Lao động di cư và các vấn đề xã hội nảy sinh: Trong thị trường lao động liên thông, không có các rào cản về hành chính, việc dịch chuyểh lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp tập trung tất yếu diễn da. Việc một bộ phận nông dân bị mất đất dẫn đến mất việc làm và phải tìm việc ở nơi khác là khả năng hiện thực. Di dân chủ yếu là vì mục đích việc làm, mục tiêu kinh tế. Tập trung quá nhiều lao động tại các khu vực đô thị, các khu công nghiệp tập trung sẽ tạo áp lực đến cơ sở hạ tầng, các dịch vụ văn hoá xã hội, đến nơi ăn, chốn ở, đến điều kiện sinh hoạt, văn hoá, giáo dục cho lao động di cư. Rút đi một bộ phận sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, để lại nhiều hệ quả về mặt xã hội cũng như kéo xa hơn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

- Vấn đề khoảng cách giàu nghèo và xoá đói, giảm nghèo: Việc mở rộng thương mại và đầu tư có thể sẽ tạo được nhiều nguồn lực hơn để triển khai các hoạt động giảm nghèo. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, đã và sẽ xuất

hiện tình trạng gia tăng khoảng cách nghèo giữa các bộ phận lao động có tay nghề cao và lao động giản đơn, giữa lao động khu vực chính thức và khu vực phi chính thức, giữa thành thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn, giữa người lao động có việc làm ổn định và người mất việc làm.

Vấn đề đặt ra là sẽ có cơ hội gia tăng nguồn lực cho giảm nghèo nhưng đi kèm theo nó là chênh lệch giàu nghèo gia tăng, gia tăng khoảng cách thu nhập sẽ nảy sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 66 - 71)