Giải pháp giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Đề tài giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ trần xã cổ am (Trang 33 - 37)

dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay

7.1. Nhóm giải pháp kiến nghị, đề xuất với dòng họ và các cấp các ngành

- Đề nghị dòng họ phối hợp với các cấp các ngành, các cơ quan chức năng của huyện, thành phố và trung ương tổ chức hội thảo về “Lịch sử - văn hóa của dòng họ Trần xã Cổ Am” để làm rõ hơn nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của dòng họ, làm rõ truyền thống văn hóa nổi bật của dòng họ đó là: truyền thống hiếu học – khoa bảng; truyền thống yêu nước, cách mạng; sự nghiệp trước tác của dòng họ. Tìm hiểu rõ nguồn gốc của cụ thủy tổ Trần Khắc Trang tại xã Trần Xá, Phủ Lý Nhân. Làm rõ mối quan hệ giữa dòng họ Trần xã Cổ Am với tiến sĩ Trần Bảo (1449-1529) quê xã Trần Xá, huyện Nam Xương nay thuộc huyện Lý Nhân đã nói ở trên; Làm rõ mối quan hệ của dòng họ Trần xã Cổ Am với một số dòng họ Trần khác trong huyện Vĩnh Bảo và ở những nơi khác mà trong gia phả của dòng họ đã ghi nhưng chưa xác định được rõ ràng, chính xác hoặc bị thất lạc chưa ghi.

- Đề xuất các ngành, các chi họ cần quan tâm chỉ đạo việc tiến hành sưu tầm biên tập gia phả, phả đồ, phả ký của họ tộc, chi tộc. Lập được gia phả chung của cả dòng họ từ cụ thủy tổ Trần Khắc Trang bao gồm tất cả các ngành, các chi ở các nơi. Bởi vì hiện nay gia phả của họ tộc mới lập đến đời thứ 16, nhưng vẫn còn thiếu nhiều do một số ngành, một số chi, nhiều gia đình đi nơi khác sống, bị thất lạc không được ghi trong gia phả hoặc trong gia phả ghi (biệt tính); còn từ đời thứ 17 trở về đây mới chỉ được ghi trong gia phả riêng của các ngành, các chi chưa được bổ sung đầy đủ vào gia phả của cả dòng họ.

- Đề xuất các ngành các chi tiếp tục xây dựng, tu sửa từ đường, lăng mộ, bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử của dòng họ, họ tộc. Đặc biệt cần tiếp tục tu sửa, tôn tạo nhà thờ Đại tôn (chùa Mét) của họ tộc xứng tầm với vai trò và tầm vóc của dòng họ đối với quê hương, đất nước.

- Đề xuất tổ chức biên soạn, phát hành cuốn sách “Lịch sử - văn hóa dòng họ Trần xã Cổ Am” làm tư liệu truyền thống dòng họ, của địa phương. Cần phát hành đến tất cả các ngành, các chi của dòng họ để làm tư liệu giáo dục con cháu, kết nối giữa các chi, ngành với nhau.

- Đề xuất tổ chức tuyên truyền về lịch sử, truyền thống văn hóa, khoa bảng và các gương sáng tiêu biểu của dòng họ cho mọi người trong dòng tộc biết bằng nhiều kênh thông tin như: tuyên truyền trong các gia đình, họp họ, đưa lên mạng Internet,...để thông tin, tuyên truyền quảng bá đối với mọi người nhất là những người con em họ Trần ở xa quê có thể biết, bổ sung, gửi thêm bài và tư liệu mới về dòng họ. Phối hợp với Phòng giáo dục, các nhà trường trong huyện và thành phố tổ chức dạy học gắn với di sản, di tích lịch sử, thăm quan trải nghiệm học tập các di tích lịch sử văn hóa, dạy học liên môn tích hợp, thiết kế bài giảng điện tử E –Learning về dòng họ Trần xã Cổ Am nhằm góp phần thúc đẩy, phát huy truyền thống hiếu học, uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ. Rộng hơn, qua hoạt động kết nối mạng xã hội để đưa tới cộng đồng.

- Đề xuất thực hiện tốt hơn công tác khuyến học, khuyến tài của dòng họ và các họ tộc. Động viên các gia đình đóng góp và các mạnh thường quân ở các nơi tài trợ cho quỹ khuyến học của dòng họ. Đảm bảo tất cả các ngành, các chi họ đều có quỹ khuyến học, khuyến tài để khen thưởng, động viên, hỗ trợ các cháu học sinh có thành tích học tập xuất sắc và học sinh nghèo, sao cho trong dòng họ không có người thất học, bỏ học.

- Đề xuất xây dựng nhà truyền thống của dòng họ tại chùa Mét để lưu giữ tư liệu về dòng họ; vinh danh những người đỗ đạt, thành đạt trên các lĩnh vực, có nhiều cống hiến nhiều cho quê hương đất nước, làm rạng danh cho gia đình, dòng tộc; đồng thời là địa chỉ giáo dục truyền thống cho con cháu mai sau.

- Đề xuất với Hội đồng gia tộc dòng họ lập trang website riêng của dòng họ để tuyên truyền, quảng bá, giáo dục truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần xã Cổ Am (Trong phạm vi của mình chúng em đã lập trang facebook – Phụ lục).

- Đề xuất dịch các bài viết trên fanspage ra tiếng Anh (một ngôn ngữ khá thông dụng) để tiếp cận với du khách quốc tế tìm hiểu thăm quan các di tích lịch sử của dòng họ cũng như của địa phương.

- Đề xuất tạo App Mobile để quảng bá tuyên truyền quảng bá truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần xã Cổ Am.

- Thiết kế thêm các video, bài viết sưu tầm, phổ biến, giới thiệu về truyền thống văn hóa khoa bảng dòng họ Trần xã Cổ Am và các di tích của dòng họ đăng trên báo, đài phát thanh, truyền hình…

- Đề xuất với Hội đồng gia tộc dòng họ kiến nghị với UBND xã, huyện… có chính sách cụ thể nhằm bảo tồn giữ gìn và phát huy bản sắc, nét đặc sắc trong truyền thống văn hóa khoa bảng dòng họ Trần xã Cổ Am dòng họ Trần xã Cổ Am.

7.2. Nhóm giải pháp hành động thực tiễn của nhóm nghiên cứu

7.2.1. Biên soạn cuốn tài liệu về “Truyền thống văn hóa và khoa bảng của dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng”

Dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, sự ủng hộ của Hội đồng gia tộc dòng họ và ban khánh tiết chùa Mét, chúng em đã biên soạn được cuốn: “Truyền thống văn hóa

và khoa bảng của dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng” Đề tài là một công trình khảo

cứu cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về nguồn gốc, lịch sử phát triển của dòng họ Trần xã Cổ Am trong lịch sử dân tộc và những đóng góp nổi bật của dòng họ đối với quê hương, đất nước.

- Về mặt khoa học: Đề tài trình bày một cách hệ thống về lịch sử 610 năm hình thành và phát triển của dòng họ Trần ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Qua đó, góp phần hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử dòng họ, đời sống văn hóa, xã hội của dòng họ và của địa phương; hiểu được tầm quan trọng và vai trò của dòng họ đó trong việc lưu giữ và trao truyền các giá trị truyền thống.Đồng thời, nghiên cứu về các nhân vật tiêu biểu của dòng họ Trần ở xã Cổ Am và làm rõ những đóng góp của họ trong lịch sử dân tộc.

- Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường học ở trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu còn góp thêm cơ sở khoa học cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, dòng tộc trong việc Ảnh 4. Tài liệu về họ Trần

hoạch định và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại địa phương, nhất là trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.

7.2.2.Thành lập trang Fanpage Facebook:

Địa chỉ trang: https://www.facebook.com/profile.php?id=100041934343877

Được sự cho phép của Hội đồng gia tộc dòng họ, các tác giả đã thành lập trang Fanpage Facebook để đăng tải bài viết liên quan về dòng họ lên Facebook. Nhóm tác giả đã đăng các bài viết có nội dung:

+Nguồn gốc lịch sử họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. + Truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

+ Một số nhân vật tiêu biểu dòng họ Trần xã Cổ Am với quê hương, đất nước. + Chùa Mét –Trường học đầu tiên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

7.2.3. Tham gia vào các hoạt động bảo tồn, quảng bá khu quần thể di tích chùa Mét – Nhà thờ đại tôn của dòng họ.

- Nhóm tác giả đã xin ý kiến thầy giáo hướng dẫn và liên lạc với Ban khánh tiết chùa Mét để cùng với tập thể lớp 12A7, 10C7 nhà trường tham gia vào hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng cây trong chùa Mét xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

- Tham gia vào chủ đề dạy học: Dạy học gắn với di sản di tích lịch sử ở địa phương do các thầy cô giáo dạy lịch sử tổ chức. Tại các buổi học ngoại khóa học sinh được thăm quan, học tập ngay tại

- Thiết kế video clip đăng trên youtobe giới thiệu về khu di tích chùa Mét. Được sự hướng dẫn của thầy giáo, chúng em đã liên hệ với ban quản lí di tích chùa Mét đề được quay phim làm clip giới thiệu về thân thế sự nghiệp, đền thờ chính, khu quảng trường nhằm quảng bá hình ảnh và giá trị lịch sử, văn hóa của khu quần thể di tích chùa Mét tới đông đảo cá bạn học sinh thông qua hệ thống mạng xã hội.

Ảnh 5. Trang facebook dòng họ Trần xã Cổ Am

7.2.4. Phối kết hợp với BCH đoàn trường phát động Cuộc thi “Tìm hiểu vềtruyền thống văn khóa, khoa bảng của dòng họ Trần xã Cổ Am”. truyền thống văn khóa, khoa bảng của dòng họ Trần xã Cổ Am”.

* Đối tượng dự thi:

Học sinh các khối lớp 10, 11, 12 của nhà trường; Khuyến khích các cựu học sinh gửi bài tham gia.

* Yêu cầu về bài dự thi:

+ Bài thi viết: Bài thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy rõ ràng. Bài ghi rõ ở trang đầu các thông tin cá nhân: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp (nếu là cựu học sinh nhà trường), số điện thoại và thông tin liên hệ.

+ Dự thi Video Clip:

- Video clip dự thi có thể có hoặc không có lời bình, phụ đề.

- Video clip dự thi có thể được quay từ máy quay phim, máy ảnh kỹ thuật, điện thoại di động hoặc nguồn tư liệu trên Internet.

- Độ dài của video clip từ 5 đến 10 phút.

* Nội dung dự thi:

Bài viết và các Video Clip có nội dung về:

- Tìm hiểu về truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước, sự nghiệp trước tác của dòng họ, các nhân vật tiêu biểu của dòng họ.

- Giới thiệu về các hình ảnh, các giá trị của Khu di tích chùa Mét.

Một phần của tài liệu Đề tài giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ trần xã cổ am (Trang 33 - 37)