Những việc chưa làm được của dòng họ Trần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đề tài giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ trần xã cổ am (Trang 32 - 33)

Bảo, thành phố Hải Phòng

- Dòng họ chưa xác định được nguồn gốc của cụ thủy tổ Trần Khắc Trang tại xã Trần Xá, Phủ Lý Nhân (nay là Thôn Trần Xá, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).

- Chưa làm rõ mối quan hệ giữa dòng họ Trần xã Cổ Am với tiến sĩ Trần Bảo (1449-1529) quê xã Trần Xá, huyện Nam Xương nay thuộc huyện Lý Nhân mà trong sách “Các nhà khoa bảng Hà Nam” đã viết: “Trần Bảo Tiên tổ vốn gốc ở Trần Xá, Đại An thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sau khi sinh ông, do bị mất mùa nên cha mẹ đem ông về xã Mao Bích, Nam Xang, rồi định cư ở đây. Trần Bảo đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuân 10 (1469), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến chức Công bộ thượng thư, hàm Thiếu bảo, tước Quận công. Ông là viễn tổ của Tiến sĩ Trần Lương Bật ở Cổ Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Khi làm quan ông đem tài lực khai khẩn đất phía đông xã, lập thành xã Trần Xá (lấy theo tên quê cũ ở Hải Phòng)”. Nhưng trong gia phả họ Trần xã Cổ Am không có viết về thông tin này.

- Chưa xác định được mối quan hệ của dòng họ Trần xã Cổ Am với một số dòng họ Trần khác trong huyện Vĩnh Bảo (ở làng Nhân Mục – xã Nhân Hòa, ở làng Nhân Giả - xã Vinh Quang, ở xã Trung Lập,…) và ở những nơi khác mà trong gia phả của dòng họ đã ghi nhưng chưa xác định được rõ ràng, chính xác hoặc bị thất lạc chưa ghi.

- Dòng họ chưa biên soạn được cuốn “Lịch sử - văn hóa của dòng họ Trần xã Cổ Am” để làm rõ hơn nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của dòng họ, làm rõ truyền thống văn hóa và những đóng góp nổi bật của dòng họ với quê hương, đất nước.

- Dòng họ chưa lập được gia phả hoàn chỉnh đến đời thứ 24 – 25 của dòng họ. Hiện nay gia phả của họ tộc mới lập đến đời thứ 16, nhưng vẫn còn thiếu nhiều do một số ngành, một số chi, nhiều gia đình đi nơi khác sống, bị thất lạc không được ghi trong gia phả hoặc trong gia phả ghi (biệt tính); còn từ đời thứ 17 trở về đây mới chỉ được ghi trong gia phả riêng của các ngành, các chi chưa được bổ sung đầy đủ vào gia phả của cả dòng họ.

- Hiện nay nhà thờ Đại tôn (chùa Mét) của dòng họ đã bị xuống cấp và thiếu một số hạng mục mà trước kia đã bị dỡ bỏ trong thời kỳ chiến tranh cần tu bổ, tôn tạo và khôi phục.

- Dòng họ chưa có nhà truyền thống để lưu giữ tư liệu về dòng họ; vinh danh những người đỗ đạt, có nhiều cống hiến nhiều cho quê hương đất nước, làm rạng danh cho gia đình, dòng tộc.

- Dòng họ chưa lập trang website riêng để tuyên truyền, quảng bá, giáo dục truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần xã Cổ Am.

Một phần của tài liệu Đề tài giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ trần xã cổ am (Trang 32 - 33)