Thời kỳ sau cách mạng tháng tám năm 1945 tới nay

Một phần của tài liệu Đề tài giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ trần xã cổ am (Trang 28 - 31)

4. Một số nhân vật tiêu biểu của dòng họ Trần xã Cổ Am đối với quê

4.3.Thời kỳ sau cách mạng tháng tám năm 1945 tới nay

4.3.1. Thứ trưởng Trần Dương (1925 – 2010)

Thứ trưởng Trần Dương sinh năm 1925, tại xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông nguyên là thứ trưởng Bộ Nội thương (nay là Bộ Thương mại), nguyên Bí thư huyện ủy Vĩnh Bảo (1952-1954). Cán bộ lão thành cách mạng.

Ông được tặng thưởng Huân Chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Huân Chương Lao động Hạng nhất. Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

4.3.2. GS - NSND Trần Bảng (1926)

GS, Nghệ sĩ nhân dân Trần Bảng, sinh năm 1926, quê ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông là đạo diễn, soạn giả và nhà nghiên cứu chèo đã có nhiều đóng góp to lớn cho nghệ thuật nước nhà. Ông đã từng giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Trung ương, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Sân khấu Bộ Văn hoá - Thông tin, Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khoá I (1957).

Ông là người đã đóng góp đáng kể trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo cổ, đưa chèo cổ sống lại trên sân khấu chèo hiện đại. Ngoài công việc đạo diễn, ông còn viết nhiều kịch bản chèo hay và nổi tiếng. Ông được nhận học hàm GS và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1993). Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2001, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Năm 2017, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

4.3.3. Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Trần Đắc (1928 - 1996)

Đạo diễn - NSND Trần Đắc sinh năm 1928, quê xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông nguyên là phó giám đốc nghệ thuật Xưởng phim truyện Việt Nam. Ngoài làm phim, quản lý nghệ thuật, ông còn viết báo, dịch thuật, tham gia giảng dạy tại trường Đại học SKĐA Hà Nội - góp phần đào tạo nên nhiều thế hệ đạo diễn điện ảnh khắp cả nước và là đạo diễn (và tác giả kịch bản) của các bộ phim: Ga, Bài ca ra trận, Sao Tháng Tám (Bông Sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần IV

năm 1977), Thời hiện đại, .... những phim đã trở thành kinh điển của nền Điện ảnh Việt Nam. Ông mất năm 1996 tại Hà Nội. Ông được phong NSND năm 2011, sau khi ông đã mất.

4.3.4. PGS. TS Trần Trọng Hựu (1942 – 1999)

PGS. TS. Trần Trọng Hựu, sinh ngày 21/6/1942 tại xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng. Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khóa X, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà nước và pháp luật, nguyên Trưởng ban kế hoạch - tài chính Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, kiêm phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.

Suốt 33 năm làm việc tại Viện Nhà nước và pháp luật (1964 – 1997), ông là nhà khoa học miệt mài nghiên cứu và để lại trên 60 công trình khoa học về Nhà nước và pháp luật. Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu và pháp luật trong nông nghiệp, pháp luật kinh tế, pháp luật đất đai và môi trường ở nước ta. Ông là chủ nhiệm đề tài và là thành viên nghiên cứu nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ như đề tài cấp nhà nước KX.04.16 “Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước nhằm tăng cường hiệu lực quản lý các vấn đề chính sách xã hội”,... Các công trình nghiên cứu của ông nổi bật ở tính đảng, tính lý luận, chặt chẽ và sáng sủa.

Ông là nhà giáo có công đào tạo nhiều thế hệ cán bộ pháp lý. Ông đã trực tiếp tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo nghiên cứu sinh và cao học luật. Ông tham gia giảng dạy tại nhiều cơ sở đào tạo ở nước ta, trực tiếp giảng dạy nhiều lớp nghiên cứu sinh và học viên cao học của Viện, hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh và học viên cao học đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và thạc sĩ luật học.

Ông còn là thành viên soạn thảo cuốn “Từ điển Bách khoa Việt Nam”.

Ghi nhận những công lao của ông, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho ông Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba và phong tặng danh hiệu Phó Giáo sư. Ông mất vào ngày 14 tháng 11 năm 1999 tại thành phố Hồ Chí Minh.

4.3.5. PGS.TS - Thầy thuốc nhân dân Trần Trọng Hải

PGS. TS -Thầy thuốc nhân dân Trần Trọng Hải sinh năm 1947, quê ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông tốt nghiệp xuất sắc đại học Y khoa chuyên ngành nhi khoa tại Bulgaria năm 1973, tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Nhi năm 1984, chuyên khoa I chuyên ngành Phục hồi chức năng tại Đại học Y Hà Nội năm 1994, Tiến sĩ ngành Y tại Đại học Y Hà Nội năm 1996. Năm 1997, ông được Bộ Y tế bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế. Hiện ông là Viện trưởng Viện Khoa học Điều dưỡng và Phục hồi chức năng; Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam; thành viên Viện hàn lâm khoa học New York, Hoa Kỳ. Ông thông thạo 4 thứ tiếng: Bungaria, Nga, Pháp và Anh.

Ông có trên 20 bài báo khoa học và công trình khoa học, làm chủ đề tài và tham gia nghiên cứu nhiều đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ Y tế. Trong đó có những đề tài, dự án mang tính xã hội và nhân văn cao, góp phần trực tiếp giải quyết hậu quả chất độc hóa học/dioxin lên sức khỏe con người như Dự án “Tổ chức phục hồi chức

năng tại cộng đồng cho nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”, đề tài “Thực trạng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam”, đề tài “Khám, sàng lọc giảm thính lực ở trẻ sơ sinh và thiết lập phác đồ can thiệp sớm khiếm thính ở tẻ nhỏ”, đề tài “Đánh giá tình trạng sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế của nạn nhân da cam mắc khuyết tật tại Quỳnh Phụ, Thái Bình năm 2012”,....

Ông vinh dự được nhà nước phong tặng Thầy thuốc ưu tú năm 1996 và Thầy thuốc nhân dân năm 2006. Huân chương Lao động hạng nhì, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ.

4.3.6. Thiếu tướng Trần Trọng Ngừng

Thiếu tướng Trần Trọng Ngừng sinh năm 1954 tại xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội. Ông được phong Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 4; Phó hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ). Năm 2016 ông nghỉ hưu và sống tại tỉnh Đồng Nai.

4.3.7. Đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú Trần Lực

Nghệ sĩ ưu tú Trần Lực sinh năm 1963 tại Hà Nội, nguyên quán xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Anh là một diễn viên và đạo diễn điện ảnh Việt Nam. Anh sinh ra trong một gia đình có nhiều người nổi tiếng thành công trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Ông nội anh là nhà văn Trần Tiêu; cha anh là GS.NSND Trần Bảng; mẹ là NSƯT Trần Thị Xuân, cũng là một diễn viên chèo.

Phim đã tham gia (diễn viên): Mẹ chồng tôi (1994); Hoa ban đỏ (1994); Người đi tìm dĩ vãng (1992); Anh chỉ có mình em (1993);Người yêu đi lấy chồng; Đời hát rong; Giải hạn (1996); Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông; Chuyện thầy tôi (2000),...

Phim đã thực hiện (đạo diễn): Chuyện nhà Mộc (1998); Tết này ai đến xông nhà (2002); Hai Bình làm thủy điện (2000); Tivi về làng (2001); Đời chè (2005);

Cocktail cho tình yêu; Chàng trai đa cảm (2007); Đầu bếp và đại gia (2008); Tìm lại chính mình (2009),...

Với vai diễn Hùng trong phim Đời hát rong, Trần Lực được vinh danh ở hạng mục dành cho Nam diễn viên chính xuất sắc tại LHP quốc gia lần thứ 10. Năm 2003 anh được nhận Giải Mai Vàng là một giải thưởng thường niên nhằm tôn vinh những nghệ sĩ đã có những đóng góp tích cực cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam với vai diễn Tống Văn Sơ trong phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”.

Anh hiện là Giám đốc Hãng phim Đông A từ năm 2002 cho đến nay.

4.3.8. Trần Trọng Đan

Trần Trọng Đan sinh năm 1987 tại Hải Phòng, quê quán xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo. Anh đã đạt huy chương bạc Toán quốc tế tại Mexico năm 2005. Anh vinh dự được nhận giải thưởng Lê Văn Thiêm vào năm 2005. Hiện nay anh là Tiến sĩ ngành công nghệ thông tin, đang công tác và sinh sống tại tại Singapo.

Một phần của tài liệu Đề tài giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ trần xã cổ am (Trang 28 - 31)