III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
2. Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
2.2.6.4 Tỉ số giá thị trường
Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS)
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = Lợi nhuận sau thuế- Cổ tức CP ưu đãi Số cổ phiếu bình quân đang lưu thông
− Tỉ số kì này cao hơn kì trước là dấu hiệu tốt.
− Tỉ suất này chưa thể hiện hết thực chất sinh lời của cổ phiếu. Chúng ta khó so sánh giữa các công ty với nhau bởi vì nó chưa tính đến giá thị trường của cổ phiếu.
Năm
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Lợi nhuận sau thuế (đồng) 275.507.943 636.967.800 6.517.085.864 Số CP bình quân đang lưu thông (cổ phiếu) 1.261.345 1.261.345 1.261.345
EPS (đồng/ cổ phiếu) 218 505 5.167
Bảng 37: Bảng phân tích EPS
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Tính toán cho thấy EPS qua ba năm đã tăng lên rất nhiều. Đây là kết quả rất tốt. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó. Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường. Nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn. Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
P/E = Giá thị trường mỗi cổ phiếu EPS
− Thể hiện để thu được 1 đồng cần bỏ bao nhiêu đồng đầu tư vào doanh nghiệp. Như vậy hệ số này thấp thể hiện vốn đầu tư vào CP công ty có hiệu quả.
− Tuy nhiên cũng như trên, nếu công ty hấp dẫn thì giá CP sẽ cao và điều này có thể hứa hẹn mức sinh lời cao trong tương lai.
Bảng 38: Bảng phân tích tỉ số giá trên thu nhập
Năm
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá thị trường mỗi CP 12.772 81.500 27.800
EPS 218 505 5.167
P/E 58,59 161,39 5,38
Qua bảng phân tích trên cho thấy năm 2008 công ty đã có những kết quả khả quan về thu nhập cổ tức, đạt mức cao nhất trong 3 năm vừa qua. Mặc dù giá cổ phiếu năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 nhưng hệ số P/E vẫn đạt mức cho phép. Điều này cho thấy lợi nhuận năm 2008 là rất khả quan.
Bảng 39: Bảng tóm tắt các tỉ số tài chính:
Kết cấu Kết cấu tài sản
− Tỉ lệ TSNH trên Tổng tài sản % 83,91 96,84 87,78
− Tỉ suất đầu tư % 16,09 3,16 12,22
Kết cấu nguồn vốn
− Tỉ suất nợ % 72,72 83,97 83,39
− Tỉ suất tự tài trợ % 28,58 16,73 16,61
Tình hình thanh toán
− Tỉ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản % 55,16 47,41 60,55 − Tỉ lệ nợ phải thu trên khoản phải trả % 69,79 55,91 64,64 − Tỉ lệ khoản phải trả trên tài TSNH % 79,04 84,80 93,08
Khả năng thanh toán
− Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,27 1,18 1,07
− Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,93 0,79 0,93
− Khả năng thanh toán bằng tiền Lần 0,03 0,14 0,25
− Tỉ lệ nợ trên vốn vổ phần Lần 1,45 3,10 5,42
− Tổng tài sản trên vốn cổ phần Lần 1,99 3,69 6,50
− Khả năng thanh toán lãi vay Lần 6,42 8,12 61,18
Cơ cấu hoạt động
− Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,06 0,98 6,84
− Kì thu tiền bình quân Vòng 0,67 1,46 0,71
− Hiệu suất sử dụng TSCĐ Vòng 10,54 15,83 65,09
− Vòng quay tài sản Vòng 0,69 0,31 0,75
Các tỷ số doanh lợi
− Doanh lợi tiêu thụ (ROS) % 1,53 4,17 10,14
− Doanh lợi tài sản (ROA) % 1,05 1,31 7,6
− Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) % 3,67 7,82 45,77
Tỉ số giá thị trường
− Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) Đồng/ CP 218 505 5.167
− Chỉ số giá- Thu nhập (P/E) Đồng 58,59 161,39 5,38
Đánh giá chung tình hình tài chính doanh nghiệp
Qua quá trình phân tích tình tài chính, ta có thể thấy “bức tranh” tổng quát về tình hình tài chính Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu năm 2008 như sau:
Qui mô sản xuất của công ty đã được mở rộng, giá trị tổng tài sản luôn gia tăng kể từ khi thành lập. Nguồn tài trợ chủ yếu cho việc mở rộng sản xuất chủ yếu là các khoản nợ vay. Tuy nhiên các khoản vay này lại chiếm tỉ lệ quá cao, do đó Công ty nên thận trọng hơn trong vấn đề sử dụng vốn.
Kết cấu vốn và nguồn vốn chưa đuợc hợp lý, tình hình đầu tư theo chiều sâu được khả quan. Công ty cần gia tăng thêm vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính tự chủ.
Các tỉ số về khả năng thanh toán tuy được cải thiện dần nhưng nhìn chung tỉ số này quá thấp so với yêu cầu thực tế, thể hiện năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn rất yếu. Công ty nên tăng cuờng chỉ tiêu này nhiều hơn nữa dể bảo bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỉ số nợ rất cao và ngày càng tăng, đòi hỏi công ty phải nổ lực nhiều hơn trong việc gia tăng lợi nhuận bù đắp những khoản lãi vay. Những điều nên làm lúc này vẫn là tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường tính tự chủ cho Công ty.
Tỉ số về hoạt động tương tốt. Số vòng quay tồn kho tăng qua các năm, kì thu tiền bình quân giảm, hiệu suất sử dụng tài sản tăng… tạo điều kiện cho việc mở rộng qui mô sản xuất. Công ty nên tăng cuờng quản trị sản xuất cũng như các chính sách bán hàng để tận dụng vốn và sử dụng vốn ngày một hiệu quả hơn.
Tỉ số doanh lợi tăng, chứng tỏ hiệu quả quản lý của công ty về khả năng thu lợi từ tài sản, từ vốn chủ sở hữu cũng như khả năng đem về lợi nhuận của công ty. Tỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của công ty, do đó nếu quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi thì Công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tăng các tỉ số về doanh lợi.
Dòng tiền thể hiện sự lưu chuyển về vốn, ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty. Tùy vào tình hình thực tế của thị truờng, Công ty nên có chiến lược quản lý các dòng tiền ra hợp lý nhất, đồng thời tăng cường các dòng tiền vào dưới hình thức thu từ bán hàng.
Tóm lại: Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu đang gặp khó khăn về tài chính nhất là các khoản nợ, đây là thách thức rất lớn mà Công ty phải vượt qua. Sự yếu kém về tài chính có thể kéo theo sự bế tắc trong hoạt động kinh doanh, nhưng với uy tín sẵn có, sự ưu đãi của các cấp chính quyền địa phương và trên hết là năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo, Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu hoàn toàn có thể khắc phục khó khăn và thực hiện những buớc đột phá trên thương truờng quốc tế nếu có những đuờng lối chiến luợc, sách lược phù hợp nhất.