Phân tích khả năng thanh toán:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU (Trang 33 - 37)

X 100% Tổng tài sản

2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn (lần) Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện thời (Rc) : Triệu đồng

Đây chính là thước đo khả năng trả nợ của Công ty khi các khoản nợ đến hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn nào thêm. Ở Việt Nam thì hệ số này phải luôn lớn hơn 1 được xem là hợp lý (Theo tạp chí Nhà Quản Lý).

Bảng 14: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện thời

Năm ăm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch % 06- 07 07- 08

Tài sản ngắn hạn (đồng) 22.037.369.907 47.122.843.454 75.221.582.475 113,83 59,63 Nợ ngắn hạn (đồng) 17.418.753.873 39.959.452.525 70.464.864.508 129,40 76,34 Khả năng thanh toán hiện thời (lần) 1,27 1,18 1,07 -0,09 -0,11

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Đồ thị 7: Đồ thị biểu diễn hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Tỉ số thanh toán hiện hành (Rc) năm 2006 là 1,27 lần cho thấy công ty có 1,27 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn, năm 2007 là 1,18 lần cho thấy công ty có 1,18 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả, năm 2008 Rc = 1,07 cũng tương đương 1,07 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả. Như vậy khả năng thanh toán ở năm 2008 giảm 0.1 lần cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính sẽ xảy ra.

Hệ số thanh toán của công ty còn thấp chứng tỏ khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty yếu, công ty cần nâng cao tỉ số này nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động hơn. Tuy nhiên cũng không nên quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, hay nói cách khác quản lý tài sản lưu động không hiệu quả: tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ động…Một công ty nếu trữ hàng tồn kho nhiều thì sẽ có tỉ số hiện hành cao, mà ta đã biết hàng tồn kho khó chuyển hóa thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất.

Tuy nhiên để đánh giá khả năng thanh toán của công ty một cách đúng đắn và đầy đủ hơn ta kết hợp sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán nhanh (Rq) :

Khả năng thanh toán nhanh cho biết Công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu hàng tồn kho trong tài sản lưu động thường là loại hàng khó bán, Công ty khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Do đó, xét đến khả năng thanh toán khi không có sự tham gia của hàng tồn kho.

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho (lần) Nợ ngắn hạn

Bảng 15: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh

Năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 06- 07Chênh lệch %07- 08

Tài sản ngắn hạn (đồng) 22.037.369.907 47.122.843.454 75.221.582.475 113,83 59,63 Nợ ngắn hạn (đồng) 17.418.753.873 39.959.452.525 70.464.864.508 129,40 76,34 Hàng tồn kho (đồng) 5.882.103.426 15.575.435.943 9.394.652.193 164,79 -39,68 Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho 16.155.266.481 31.547.407.511 65.826.930.282 95,28 108,66

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Đồ thị 8: Đồ thị hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tỉ số này cho biết năm 2006 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,93 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo, năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,79 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo (giảm 0,14 đồng), tương tự năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,93 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo.

Tỉ số thanh toán nhanh của năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,14 là do mức tồn kho của công ty giảm khá nhiều 6.180.783.750 đồng (tức 39,68%), đây là một dấu hiệu tốt.

c.Khả năng thanh toán bằng tiền

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền + Đầu tư ngắn hạn (lần) Nợ ngắn hạn

Để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẳn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn.

Bảng 16: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch %

Chỉ tiêu 06- 07 07- 08

Tiền + ĐTNH (đồng) 600.150.744 5.618.035.030 17.921.812.340 836,10 219,00 Nợ ngắn hạn (đồng) 17.418.753.873 39.959.452.525 70.464.864.508 129,40 76,34

Hệ số thanh toán bằng tiền (lần) 0,03 0,14 0,25 0,11 0,11

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Đồ thị 9: Đồ thị hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

Qua kết quả tính toán ta thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp có chiều hướng ngày càng tăng, cụ thể năm 2006 là 0,03 lần, năm 2007 là 0,14 lần đến năm 2008 là 0,25 lần. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp khá tốt. Như vậy trong những năm tới doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w