Tỉ số hoạt động:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU (Trang 51 - 56)

III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

2. Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu

2.2.6.2 Tỉ số hoạt động:

Các tỉ số này đo lường khả năng tổ chức và điều hành doanh nghiệp, đồng thời nó cũng cho thấy tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp tốt hay xấu. Chỉ tiêu doanh thu sẽ được sử dụng chủ yếu trong các tỉ số này .

a. Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và thời gian trong năm.

Một phuơng pháp để đo lường tính chất hợp lý và cân đối của tồn kho là so sánh tồn kho với doanh thu trong năm để tính số vòng quay tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần ( lần, vòng)

Hàng tồn kho

Bảng 29: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho

Năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch % 06- 07 07- 08

Doanh thu thuần (đồng) 18.017.356.219 15.286.513.604 64.298.943.068 -15,16 320,63 Hàng tồn kho (đồng) 5.882.103.426 15.575.435.943 9.394.652.193 164,79 -39,68

Vòng quay HTK (lần, vòng) 3,06 0,98 6,84 -2,08 5,86

Thời gian tồn kho (ngày) 118 367 52 249 -315

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Đồ thị 21: Đồ thị tình hình luân chyển hàng tồn kho

Qua bảng tính trên cho ta thấy năm 2006 hàng tồn kho của công ty luân chuyển 3,06 vòng, có nghĩa là khoảng 118 ngày (360/3,06 = 118 ngày) một vòng, năm 2007 hàng tồn kho của công ty luân chuyển 0,98 vòng có nghĩa là khoảng 367 ngày (360/0,98 = 367 ngày) một vòng (giảm 2,08 vòng so với năm 2006), nhưng năm 2008 hàng tồn kho luân chuyển cao hơn lên tới 6,84 vòng tức 52 ngày (360/6,84 = 52 ngày) một vòng (tăng 5,86 vòng so với năm 2007). Điều đó lại chứng tỏ được rằng công ty đã có cách quản lý và sử dụng hàng tồn kho rất hiệu quả.

b. Kì thu tiền bình quân

Là khoản thời gian bình quân mà doanh nghiệp phải chờ đợi sau khi bán hàng để nhận được tiền hay nói cách khác là số ngày mà doanh nghiệp tiêu thụ bị tồn dưới hình thức khoản phải thu. Tỉ số này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán.

Kì thu tiền bình quân = Các khoản phải thu * 360 ( ngày) Doanh thu thuần

Bảng 30: Bảng phân tích kì thu tiền bình quân

Năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch % 06- 07 07- 08

Các khoản phải thu NH (đồng) 12.155.901.564 22.339.954.589 45.548.741.053 83,78 103,89 Doanh thu thuần (đồng) 18.017.356.219 15.286.513.604 64.298.943.068 -15,16 320,63

Kì thu tiền bình quân (lần, vòng) 0,67 1,46 0,71 0,79 -0,75

Thời gian thu tiền (ngày) 243 526 255

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Đồ thị 22: Đồ thị phân tích kì thu tiền bình quân

Tỉ số trên cho thấy trong năm 2006 bình quân khoảng 243 ngày (hay 0,67 lần) mới thu hồi được nợ, năm 2007 bình quân khoảng 526 ngày mới thu hồi được nợ (tăng 0,79 lần, khoảng 284 ngày so với năm 2006), so với năm 2008 khoảng 255 ngày. Tỉ số này khá cao nhưng không mấy lo ngại đối với công ty. Kì thu tiền bình quân cao hay thấp còn phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty và ngành nghề hoạt động của công ty.

Vì vậy đối với công ty tỉ số này là hợp lý vì ngành nghề kinh doanh của công ty là các công trình thủy lợi, xây dựng cầu đường, xây dựng các thiết bị cấp thoát nước… thời gian nghiệm thu công trình rất lâu có thể kéo dài mấy năm.

c. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần ( lần) Tài sản cố định thuần

Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng tài sản cố định có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu

Năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch % 06- 07 07- 08

TSCĐ thuần (đồng) 1.708.789.866 965.425.333 987.902.606 -43,50 2,33 Doanh thu thuần (đồng) 18.017.356.219 15.286.513.604 64.298.943.068 -15,16 320,63 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (vòng) 10,54 15,83 65,09 5,29 49,25

Bảng 31: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Đồ thị 23: Đồ thị hiệu suất sử dụng TSCĐ

Cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra 10,54 đồng doanh thu năm 2006, 15,8 đồng doanh thu năm 2007 (tăng 5,29 đồng so với năm 2006) và tạo ra 65,09 đồng doanh thu năm 2008 (tăng 49,25 đồng so với năm 2007). Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định năm 2008 hiệu quả hơn năm 2007.

d. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

Là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài chính của công ty mà sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần.

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = Doanh thu thuầnVốn cổ phần

Bảng 32: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

Năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu thuần (đồng) 18.017.356.219 15.286.513.604 64.298.943.068 Vốn cổ phần (đồng) 13.180.262.313 13.180.262.313 13.180.262.313 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần (lần) 1,37 1,16 4,88

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Đồ thị 24: Đồ thị hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

Kết quả cho thấy công ty có doanh thu 1,37 lần lớn hơn vốn cổ phần trong năm 2006, 1,16 lần và 4,88 lần năm 2008. Đây là kết quả công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc tài trợ bằng vốn vay nhiều hơn.

e. Vòng quay tài sản

Tỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản.

Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần ( lần, vòng) Tổng tài sản

Bảng 33: Bảng phân tích vòng quay tài sản

Năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch % 06- 07 07- 08

Doanh thu thuần (đồng) 18.017.356.219 15.286.513.604 64.298.943.068 -15,16 320,63 Tổng tài sản (đồng) 26.261.882.512 48.660.459.381 85.696.881.902 85,29 76,11

Vòng quay tài sản (lần, vòng) 0,69 0,31 0,75 -0,37 0,44

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Đồ thị 25: Đồ thị vòng quay tài sản

Cuối năm 2008, tài sản được luân chuyển với tốc độ 0,75 vòng/ năm nghĩa là mỗi 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản, Công ty thu được 0,75 đồng doanh thu thuần. So với năm 2007, số vòng quay tài sản tăng 0,44 vòng. Tuy mức độ tăng này không cao, nhưng cho thấy Công ty sử dụng tài sản hiệu quả, vì doanh thu tăng 320,63%, tài sản tăng 76,11%. Đây là một dấu hiệu tốt công ty cần phải phát huy.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w