Daàu thuyû löïc

Một phần của tài liệu Chuyên đề nguyên liệu dầu mỡ (Trang 62 - 65)

- M2C138CJ, M2C166H Mercon

4.5.3 Daàu thuyû löïc

Dầu thủy lực được sử dụng trong các hệ thống thủy lực được trang bị trên ôtô, máy kéo, tàu thủy. Trong hệ thống thủy lực bơm sẽ chuyển đổi cơ năng thành thủy năng và và các bộ chấp hành sẽ biến đội thủy năng sang cơ năng.

Đặc tính của dầu thủy lực

Mặc dù có chức năng bôi trơn nhưng chức năng chính của dầu thủy lực là truyền lực. Vì vậy ngoài các chúc năng cơ bản của các loại dầu như độ nhớt cần phù hợp, tính chống oxy hoá, chống mài mòn, chống ăn mòn, làm mát, các tính chất đăc trưng của dầu thủy lực là:

- Độ nén nhỏ:

Chất lỏng phải có khả năng chịu nén cao. Dầu gốc khoáng có khả năng chịu nén cao, dưới áp suất rất lớn (4 x 108 N/ m2) thể tích chỉ giảm 15-20%. Tỷ trọng của chất lỏng có liên quan trực tiếp độ nhớt và độ chịu nén nó ảnh hưởng trực tiếp đến công suất truyền lực.

- Khả năng tương thích với các vật liệu làm kín

Dầu thủy lực phải bảo đảm không làm ăn mòn hay trương nở các vật liệu làm kín trên hệ thống - Khả năng tách khí và chống tạo bọt

Dầu thủy lực phải có khả năng chống tạo bọt và tác khí ra nếu có lẫn trong dầu, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống ăn mòn.

- Độ sạch cao

Điều này làm tăng khả năng chống mài mòn, bảo đảm chất lượng bề mặt các chi tiết máy

Phân loại dầu thủy lực

Dầu thủy lực được phân loại theo các cách sau

Phân loại theo thành phần - Dầu thủy lực gốc khoáng

Loại dầu này có được sản xuất từ dầu gốc được tinh chế sâu nó tính tương hợp tốt với các chi tiết máy trong hệ thống thủy lực, có khoảng nhiệt độ làm việc rộng và có tính bôi trơn tốt, giá thành rẻ tuy. Nhược điểm chính cùa loại dầu này là khả năng chống cháy kém.

- Dầu thủy lực tổng hợp

Dầu thủy lực tổng hợp có nguồn gốc từ từ các sản phẩm tổng hợp hữu cơ. Chúng có tính truyền lực tốt và chịu được nhiệt độ cao thường được sử dụng trong các hầm lò, các phân xưởng luyện kim…Các sản phẩm này có giá thành cao so với dầu có gốc khoáng.

Ngoài ra còn các loại dầu dạng nhũ tương và loại dầu thủy lực gốc nước

Phân loại theo tiêu chuẩn ISO

Bảng 23:Phân loại dầu thuỷ lực theo tiêu chuẩn ISO

STT Ký hiệu Đặc tính

1 HH Dầu khoáng tinh chế không phụ gia

2 HL Dầu khoáng tinh chế có phụ gia chống gỉ và oxy hoá 3 HM Kiểu HL có thêm phụ gia chống mài mòn

4 HR Kiểu HL có thêm phụ gia chống cải thiện chỉ số độ nhớt 5 HV Kiểu HM có thêm phụ gia chống cải thiện chỉ số độ nhớt 6 HG Kiểu HM chống kẹt và chống chuyển động trượt

7 HS Chất lỏng tổng hợp không có tính chống cháy

8 HFAE Nhũ tương trong nước chống cháy có 20% chất có thể cháy được

9 HFB Nhũ tương chống cháy của nước trong trong dầu có 25% chất có thể cháy được 10 HFC Dung dịch chống cháy của Polime trong nước có tối thiểu 35% nước

11 HFDR Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở este của axit phosphoric 12 HFDS Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở clo-hydrocacbon

13 HFDT Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở hỗn hợp HFDR và HFDS

4.5.4.Dầu hộp số

Dầu hộp số có chức năng chủ yếu là bôi trơn. Trong quá trình làm việc của các hệ thống truyền lực các bộ truyền sử dụng bánh răng chịu tác động của tải trọng lớn nên bị tác động của sự mài mòn, rỗ tróc và làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao.

Vì vậy dầu bôi trơn hộp số cần có nhũng chúc năng cơ bản sau.

- Ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp giữa kim loại – kim loại

- Chống mài mòn - Giải nhiệt

- Giảm va đập và tiếng ồn - Chống ăn mòn

- Giảm hiện tượng tróc rỗ bề mặt kim loại - Tẩy rửa

Tính chất của dầu bôi trơn hộp số

Độ nhớt phù hợp: độ nhớt của dầu phải tương thích với tải trọng và tốc độ làm việc của bộ truyền, nhưng đồng thời phải bào đảm điều kiện giài nhiệt và bôi trơn được các ổ trục

Khả năng chịu tải trọng: Khi các bánh răng ăn khớp với nhau chúng chịu áp suất lớn vá tải trọng manh tính va đập. Dấu bôi trơn phải giúp chúng chịu tải trọng này. Bảo đảm sự ăn khớp dễ dàng của các bánh răng và giúp chống xước và ăn mòn trên bề mặt răng

Tính chịu nhiệt và chống oxy hoá: Khi chịu nhiệt độ cao và bị oxy hoá sẽ làm dầu tạo cặn và axit làm tăng độ nhớt và dầu đặc hơn vì vậy khả chịu nhiệt và oxy hoácủa dầu càng cao sẽ giúp cải thiện tuổi thọ của dầu lên

Các phụ gia có trong dầu hộp số

- Phụ gia EP (Extreme Pressure) - Phụ gia chống mòn

- Chống oxy hoá - Chống tạo bọt

- Cải thiện chỉ số độ nhớt - Giảm nhiệt độ đông đặc…

Phân loại dầu bôi trơn hộp số

Theo độ nhớt

Theo tiêu chuẩn SAE có 6 cấp độ nhớt: 75W, 80W, 85W, 90, 140, 250. Hộp số và vi sai thường dùng dầu SAE 90 hay 80W-90.

Theo cấp chất lượng

Viện API đã thiết lập ra tiêu chuẩn về chất lựơng như sau.

Bảng 24:Phân loại dầu hộp số

Phân loại API Đặêc tích và công dụng

GL-1 Dầu khoáng nguyên chất ít sử dụng trên ôtô

GL-2 Dùng cho trục vít, có tính chịu tải cao hơn GL-1, có các phụ gia chống mòn và kẹt xước (EP)

GL-3 Có phụ gia EP, dùng cho hộp số và cầu sau dùng bánh răng trụ răng thẳng và bánh răng côn

GL-4 Dùng cho bánh răng Hypoithoạt động dưới điều kiện khắc nghiệt hơn loại GL-3 có chứa nhiều phụ gia chống áp suất cao hơn loại GL-3

GL-5 Dùng cho bánh răng Hypoit có tải trọng lớn hơn trong trường hợp GL-4, có lượng phụ gia EP cao

Chương 5:

MỠ NHỜN

Một trong những sản phẩm thuộc nhóm xăng-dầu được dùng phổ biến cho các loại xe máy, động cơ, trang thiết bị là mỡ nhờn. Mặc dù hàng năm thế giới chỉ tiêu thụ dăm triệu tấn mỡ nhờn, ít hơn dầu nhờn rất nhiều, nhưng mỡ nhờn là sản phẩm không thể thay thế được trong kỹ thuật và công nghệ. Người ta đã sản xuất ra hàng trăm mỡ nhờn có thành phần và công dụng khác nhau. Mỡ nhờn sản xuất từ nguồn gốc dầu mỏ nhờn gốc dầu mỏ và các loại xà phòng của axít béo chiếm tới trên 90 % tổng lượng mỡ nhờn, là loại mỡ thông dụng nhất, có rất nhiều loại khác nhau, tuy không thông dụng bằng, nhưng nhìn chung chúng đều thuộc dạng vật liệu bôi trơn như dầu nhờn. Có khác chăng ở trạng thái bôi trơn, dầu nhờn bôi trơn các chi tiết máy ở dạng lỏng, còn mỡ nhờn bôi trơn ở dạng nữa rắn ( dạng dẻo ). Trong chương này chúng ta khảo sát chủ yếu về loại mỡ bôi trơn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề nguyên liệu dầu mỡ (Trang 62 - 65)