nhiên liệu điêzen có tỉ lệ hợp phần nhẹ cao, khi cháy sẽ làm tăng nhanh áp suất, động cơ làm việc quá “cứng”, dễ dẫn tới cháy kích nổ.Nếu phần nhẹ quá nhiều khiến sự phun sương không tốt, giảm tính đồng nhất của hỗn hợp cháy, làm cho khí cháy tạo nhiều khói đen, tạo muội làm bẩn làm bẩn máy và pha loãng dầu nhờn, động cơ làm việc kém công suất, giảm tuổi thọ.
b)Điểm sôi 50% V ảnh hưởng đến tính khởi động máy nhiên liệu t50% thích hợp ( không vượt quá 280oC ) sẽ khiến động cơ khởi động dễ dàng.
c)Điểm sôi 90% V biểu hiện cho khả năng cháy hoàn toàn của hơi nhiên liệu, t90% của nhiên liệu điêzen không nên vượt quá 370oC.
Những điều trình bày ở trên là những hiểu biết chung về tínhh bay hơi thích hợp của nhiên liệu điêzen.Tuy nhiên thành phần điểm sôi của nhiên liệu điêzen phải được đánh giá thực tế trên cơ sở khả năng làm việc của động cơ và điều kiện sử dụng nhiên liệu.
Thực tế cho thấy thành phần điểm sôi của nhiên liệu điêzen cũng ảnh hưởng tới công suất làm việc và tuổi thọ của động cơ.Thành phần điểm sôi phù hợp của nhiên liệu sẽ được đốt cháy hoàn toàn trong động cơ, không xả khói đen và bôi trơn hệ thống tiếp liệu. Người ta đã có những khảo sát để chứng minh rằng nếu nhiên liệu nặng quá yêu cầu đòi hỏi thì tiêu hao nhiên liệu sẽ tăng rõ rệt.
- Khi ở 300oC cất được 93% thể tích thì tiêu hao nhiên liệu là 100%. - Khi ở 300oC cất được 80% thể tích thì tiêu hao nhiên liệu là 117%. - Khi ở 300oC cất được 20% thể tích thì tiêu hao nhiên liệu là 131%.
Đồng thời khi thành phần điểm sôi không hợp lý ( quá nặëng ) sẽ làm tăng sự mài mòn xecmăng và xylanh.
- Khi cất được 50% ở 230oC thì khe hở miệng xecmăng là 0,6 mm. - Khi cất được 50% ở 300oC thì khe hở miệng xecmăng là 0,8 mm. - Khi cất được 50% ở 350oC thì khe hở miệng xecmăng là 1,2 mm.
Khi thành phần cất quá nặng còn làm tăng lượng khói độc ở khí xả, ảnh hưởng tới vấn đề an toàn môi trừơng, nhất là ở những nơi đông dân cư.
- Khi ở 300oC cất được 95% lượng khói xả ra là 43 đơn vị khói. - Khi ở 300oC cất dược 75% lượng khói xả ra là 63 đơn vị khói. - Khi ở 300oC cất được 20% lượng khói xả ra là 85 đơn vị khói.
3.3.2.2. Khối lượng riêng và tỉ trọng của nhiên liệu điêzen (Density &Relaive density) (Density &Relaive density)
Tiêu chuẩn xác định TCVN 3893 – 84, ASTM D 1298 TCVN 2691 – 78, ASTM D 941,
TCVN D 1217, ASTM 1480, ASTM 4052
Mục 2..3.1. có trình bày về tỉ trọng (khối lượng riêng ) của xăng,cũng tương tự như đối với nhiên liệu điêzen dùng cho các loại động cơ.Tỷ trọng của các loại nhiên liệu điêzen dùng cho các loại động cơ trong khoảng 0,820 – 0,920 là phù hợp.
3.3.2.2Màu sắc của nhiên liệu điesel
Tiêu chuẩn xác định TCVN 4354 – 86,ASTM D 156, ASTM D 1500
Các loại sản phẩm dầu mỏ thường được xác định màu sắc, để trên cơ sở đó xem xét sản phẩm còn giữ được chất lượng hay không.Các loại xăng không quy định do màu sắc. Xăng thô thường không màu. xăng thương phẩm có chì thường dược pha thêm chất màu như vàng, đỏ, xanh lá cây, nhằm phân biệt với xăng không pha chì.Chỉ từ dầu hoả trở lên cho tới các loại dầu nhờn mới kiểm tra màu sắc. Sản phẩm mới có màu sáng, sản phẩm tồn chứa lâu, bị biến chất màu sậm hơn.
Nguyên tắc xác định màu sắc là so sánh màu của sản phẩm với màu chuẩn bằng mắt thường hoặc bằng máy so màu.Trên thực tế có hai thang màu chuẩn dành cho hai tiểu chuẩn xác định khác nhau.
- TCVN 4354 – 86 và ASTM D 156 là tiêu chuẩn xác định màu theo thang chuẩn màu Saybolt (Saybolt scale ) có màu dầu sẫm nhất là –16 cho tới màu sáng nhất là +30. Tiêu chuẩn ASTM D 156 thường dùng với đối với các sản phẩm màu sáng như dầu hỏa.
- ASTM D 1500 là tiêu chuẩn xác định màu theo thang chuẩn màu ASTM (ASTM color scale ), hai mức liền nhau hơn kém nhau 0,5 đơn vị.Có 16 chuẩn màu được đánh số từ 0,5 cho tới 8,0 biểu thị màu từ sáng tới tối dần. Tiêu chuẩn ASTM D 1500 dùng đối với các sản phẩm nặng như nhiên liệu điêzen và dầu nhờn.
3.3.3. Độ nhớt của nhiên liệu:
Một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng của nhiên liệu điêzen là sự lưu chuyển dễ dàng trong hệ thống cung cấp và nạp nhiên liệu vào buồng đốt của động cơ. Tính chất này đặc biệt quan trọng khi động cơ điêzen làm việc ở các khu vực có nhiệt độ môi trường thấp như các nước xứ lạnh, vùng Bắc và Nam Cực.
Chất lượng này được đánh giá qua chỉ tiêu độ nhớt và nhiệt độ đông đặc.
3.3.3.1Độ nhớt động học (Kine mactic Viscosity )
Tiêu chuẩn xác định TCVN 3171 – 1995, ASTM D 445.
Có nhiều loại độ nhớt, thông thường sử dụng độ nhớt động học để đánh giá tính lưu chuyển của nhiên liệu điêzen. Cơ sở của phương pháp xác định độ nhớt động học là đo thời gian chảy của một lượng thể lỏng xác định qua một ống mao quản của ống đo độ nhớt. Độ nhớt động học được tính theo công thức:
v = C. t
Trong đó: v – Độ nhớt động học (mm2/sec).
C – Hằng số của ống đo độ nhớt.