Nguồn cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng ở ngân hàng VietComBank (Trang 57 - 61)

Nguồn hình thành nên các khoản cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương gồm các khoản: Vốn tự có của ngân hàng ngoại thương, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng; Ngân hàng Ngoại thương phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi; nguồn đi vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng

và ngân hàng Nhà nước; và một phần vốn ngắn hạn của Ngân hàng ngoại thương.

Bảng 8: Nguồn vốn dùng để cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương

Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tiền gửi Trong đó tỷ trọng 118.169.42 5 135.000.32 7 168.267.383

- Tiền gửi không kỳ hạn 45.636.450 47.689.033 62.278.118 - Tiền gửi có kỳ hạn 72.532.975 87.202.294 115.989.265 + Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 42.452.306 46.063.006 47.089.674

+ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng (1)

30.080.669 41.139.288 68.899.591

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng/tiền gửi 25.46% 30.47% 40.95% 2. Tiền vay Trong đó tỷ trọng 3.876.977 9.664.796 10.223.459 - Vay ngắn hạn 2.895.074 6.354.603 6.397.841

- Vay trung và dài hạn (2) 981.903 3.310.193 3.825.618

Vay trung và dài hạn/tiền vay 25.32% 34.25% 37.42%

3. Phát hành giấy tờ có giá (3) 3.113.970 7.405.678 3.639.582

4. Vốn chủ sở hữu 8.415.901 11.127.248 12.981.202

5. Tổng nguồn vốn trung và dài hạn (1+2+3) 34.176.542 51.855.159 76.364.791 6. Tổng số 125.160.37 2 152.070.80 1 178.490.842 7. Tổng nguồn vốn trung và dài

hạn/tổng số

27.31% 34.1% 41.96%

Nguồn: Bản cân đối kế toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương

Tiền gửi của khách hàng tăng lên qua các năm. Vốn huy động năm 2007 đạt trên 168.000 tỷ VND, tăng 24.44% so với năm 2006 và 42.37% so với năm 2005. Chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đang có hiệu quả tốt. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng tăng lên và tăng đột phá trong năm 2007. Năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng so với năm 2005 là % và tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trên tổng tiền gửi năm 2006 là

30,47%, tăng 5.01% so với năm 2005 (Năm 2005 là 25.46%). Năm 2007, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trên tổng tiền gửi tăng nhiều so với trong năm 2006 và năm 2005. Điều này cho thấy, quy mô của tiền gửi trung và dài hạn ngày càng tăng đáng kể, công tác huy động vốn trung và dài hạn ngày càng được chú ý hơn, đặc biệt trong năm 2007, với mức tăng ấn tượng .

Tiền vay cũng là một trong những nguồn tiền mà ngân hàng có thể cho vay trung và dài hạn. Qua bảng số liệu, tiền vay của Ngân hàng Ngoại thương tăng lên nhanh chóng qua các năm. Trong đó, vay trung và dài hạn cũng tăng lên đáng kể từ năm 2005 đến năm 2006, rồi năm 2007. Năm 2005, vay trung và dài hạn còn ở con số khiêm tốn là 981.903 triệu VNĐ, thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên 3.37 lần, ở mức 3.310.193 triệu VNĐ và đến năm 2007, nó đã tăng lên 3.825.618 triệu VNĐ. Tỷ trọng của vay trung dài hạn trên tổng tiền vay của năm 2006 là 34.25%, tăng so với năm 2005 (năm 2005 là 25.32%) là 9.93% và năm 2007 là 37.42%, tăng lên so với năm 2006 là 3.17%. Nếu doanh số cho vay trung và dài hạn lớn, ngân hàng có nhiều khách hàng vay vốn trung và dài hạn thì tiền vay nhiều chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng cho vay trung và daì hạn. Nếu doanh số cho vay trung và dài hạn nhỏ, chứng tỏ tiền vay nhiều là không hợp lý, hoặc ngân hàng đang đầu tư một lượng lớn vốn tín dụng trung và dài hạn vào các khoản đầu tư khác.

Huy động vốn trung và dài hạn từ kênh phát hành giấy tờ có giá là một trong những ưu thế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Giấy tờ có giá mà ngân hàng Ngoại thương phát hành bao gồm trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Năm 2005, số tiền phát hành giấy tờ có giá là 3.113.970 triệu VNĐ. Năm 2006, số tiền phát hành giấy tờ có giá tăng lên 4.291.708 triệu VNĐ (tăng 66.87%), đạt ở mức 7.405.678 triệu VNĐ. Tuy nhiên, năm 2007, nguồn từ phát hành giấy tờ có giá giảm xuống 3.766.096 triệu VNĐ, còn 3.638.582 triệu VNĐ

Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn Ngân hàng Ngoại thương dùng để cho vay trung và dài hạn. Nhìn vào vốn chủ sở hữu trên bảng số liệu ta thấy, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tăng lên đáng kể trong năm 2006 so với năm 2005, và tỷ lệ này giảm một năm sau đó song vốn chủ sở hữu của Ngân hàng vẫn tăng lên theo số tuyệt đối. Vốn chủ sở hữu lớn là một trong những ưu thế của Ngân hàng Ngoại thương trong việc mở rộng cho vay trung và dài hạn.

Vì tiền gửi trên 12 tháng của khách hàng, tiền vay trung và dài hạn, phát hành giấy tờ có giá đều tăng lên, do đó, tổng nguồn trung và dài hạn cũng tăng lên tương ứng. Năm 2005 là 3.113.970 triệu VNĐ, năm 2006 là 7.405.678, tăng lên gấp đôi so với năm 2005 nhưng năm 2007 lại giảm xuống xấp xỉ bằng năm 2005.

Quy mô các nguồn tiền chủ yếu dùng để tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn đều tăng lên (trừ phát hành giấy tờ có giá) cho thấy Ngân hàng Ngoại thương đã áp dụng những chính sách đúng đắn của mình như chính sách lãi suất linh hoạt, các lợi ích khác đi kèm khi huy động vốn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng ở ngân hàng VietComBank (Trang 57 - 61)