Trong thời gian qua hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ:
♦ Nguồn vốn dùng để cho vay trung và dài hạn lớn
Trong các năm qua, Ngân hàng Ngoại thương là một trong những ngân hàng có nguồn vốn dồi dào nhất trong các ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Trong đó, nguồn vốn trung và dài hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn. Đặc biệt, trong năm 2005 và năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương phát hành một lượng lớn giấy tờ có giá, đem lại một lượng vốn trung và dài hạn cho ngân hàng.
♦ Các chỉ tiêu đều diễn biến theo hướng tích cực
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng lên qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Theo bản công bố thông tin năm của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng dự tính dư nợ tín dụng tăng trung bình 26%, theo đó, dư nợ tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự gia tăng về mặt tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng là hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước: tăng cường đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các dự án cơ sở hạ tầng...
Tổng dư nợ tăng qua các năm, tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn cũng tăng vào các năm và nợ quá hạn giảm xuống. Nợ quá hạn cao chứng tỏ rủi ro của ngân hàng trong việc không thu hồi được nợ là cao. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương giảm trong các năm qua. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài han trên tổng dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương giảm mạnh trong năm 2006 và giảm trong năm 2007. Trong hai năm, năm 2006 và năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn trên nợ dư nợ tín dụng trung và dài hạn đều nhỏ hơn 3%, đây là mức có thể chấp nhận được đối với các Ngân hàng thương mại. Cho thấy, công tác thẩm định, khả năng thu hồi nợ, sử lý nợ... của Ngân hàng tương đối tốt.
Lợi nhuận từ cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên theo từng năm. Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn trong năm 2006 tăng nhanh, và cũng tăng
trong năm 2007. Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng cũng tăng đều trong ba năm và chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng.
Lợi nhuận tăng cao và dư nợ tín dụng trung dài hạn ở mức hợp lý là do Ngân hàng vận dụng chính sách tín dụng sau: Thứ nhất, Ngân hàng đã chủ động mở rộng cho vay các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với những nhóm hàng hoạt động kinh doanh có rủi ro lớn. Thứ hai, Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định. Thứ ba, Mở rộng cho vay các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.
♦ Chính sách cho vay linh hoạt, chặt chẽ
Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương rất linh hoạt, quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ, khách quan, theo chuẩn quốc tế. Từ chính sách về đối tượng vay vốn, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay...Tính chặt chẽ thể hiện ngay trong từng chính sách. Chẳng hạn, trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng, việc phân chia thẩm quyền quyết định hoạt động tín dụng thể hiện sự chặt chẽ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
♦ Rủi ro về tín dụng được giảm thiểu
Rủi ro tín dụng bao hàm những tổn thất mà Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có thể gánh chịu khi khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đã được Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương bảo lãnh, hoặc không thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi các khoản tiền vay theo hợp đồng. Trong đó, các khoản cho vay trung và dài hạn, do thời gian thu hồi vốn dài nên thường chứa đựng rủi ro cao. Trong các năm qua, để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra: Thứ nhất, Ngân hàng Ngoại thương đã tiến hành áp dụng quy trình Quản trị rủi ro mới với những nội dung cơ bản: tách
bạch chức năng của ba bộ phận: (i) Quản lý quan hệ khách hàng, (ii) Quản lý rủi ro tín dụng – tái thẩm định đề xuất; và tác nghiệp (Quản trị hạn mức/tín dụng...) xử lý giao dịch cho khách hàng. Thứ hai, phân định tách bạch trách nhiệm và quyền hạn của các Phòng ban chuyên môn. Với cơ chế trách nhiệm được phân định và tách bạch rõ ràng cho từng phòng ban chuyên môn/bộ phận sẽ tạo điều kiện cho xử lý một cách minh bạch kho sảy ra say sót; Thứ ba, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng hệ thống chấm điểm phân loại khách hàng, phân bổ hạn mức phù hợp giữa các cấp, các chi nhánh. Thứ tư, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ.
Những thành tựu trên đây phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ngày càng cao, tạo ra cho ngân hàng nguồn lợi nhuận lớn, tăng sức cạnh tranh cho Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.