Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng ở ngân hàng VietComBank (Trang 49 - 53)

mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.2.1. Tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thương Việt Nam

2.2.1.1. Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

♦ Đối tượng vay vốn

Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không giới hạn vào một loại đối tượng nào cụ thể và hạn chế việc đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn.

♦ Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn phải của Ngân hàng Ngoại thương phải có tài sản đảm bảo:

 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;

 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện:

 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật;

 Mục đích sử dụng vốn hợp pháp

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả khi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

♦ Mức cho vay

Trong chính sách cho vay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không quy định cố định mức cho vay, mà giao quyền cho các giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ theo nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương và quy đinh của Pháp luật.

♦ Thời hạn cho vay

Không quy định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của khách hàng và thời hạn được phép kinh doanh, hoạt động của khách (đối với các trường hợp hoạt động có thời hạn).

Ngân hàng Ngoại thương thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Hội sở chính không áp dụng biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với chi nhánh, mà không qua công cụ lãi suất cho vay vốn và các hướng dẫn không mang tính bắt buộc. Các hướng dẫn này thay đổi theo từng thời kỳ và nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình lãi suất trong toàn hệ thống cũng như trên thị trường, qua đó giúp chi nhánh chủ động đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình.

Việc áp dụng các mức lãi suất cho từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận.

Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt. Các chi nhánh có quyền tự chủ quyết định phương thức lãi suất cố định hay có điều chỉnh (định kỳ hoặc theo thông báo trên thị trường quốc tế hoặc của Ngân hàng Ngoại thương).

♦ Bảo đảm tiền vay

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay ở mức thấp nhất.

Cần lưu ý, các biện pháp bảo đảm tiền vay được xác định là các biện pháp làm tăng khả năng thu hồi vốn vay, chứ không phải là điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Vấn đề quyết định là khả năng trả nợi của chính phương án, dự án vay vốn.

♦ Một số lưu ý trong quá trình thực hiện chính sách cho vay

Thẩm định kỹ phương án/dự án vay vốn; mặc dù quyết định cho vay dựa trên cơ sở xem xét nhiều khía cạnh, song kinh nghiệm rút ra trong hoạt động thực tế cho thấy, bản thân dự án/phương án vay vốn có vay trò quyết định đến hiệu quả của khoản vay.

Để đảm bảo tính khách quan trong thẩm định, Ngân hàng Ngoại thương áp dụng cơ chế phân tách trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy, bộ phận thẩm định (cán bộ tín dụng) có quyền độc lập đưa ra ý kiến đánh giá của mình trong báo cáo thẩm định.

Khi tiến hành thẩm định, ngoài yếu tố pháp lý, cần phải làm rõ các khía cạnh: tính khả thi của dự án/phương án (như về mặt tổ chức triển khai, kỹ thuật, cơ cấu nguồn vốn v.v.), tính hiệu quả và khả năng tự trả nợ của chính phương án/dự án đó (phân tích về dòng tiền, khả năng sinh lời v.v.).

Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay). Việc kiểm soát giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ có tác dụng:

 Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cập nhật thông tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt.

 Phát hiện kịp thời các dấu hiẹu rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

Coi trọng khâu đàm phán và soạn thảo nội dung hợp đồng tín dụng vì đây là cơ sở pháp lý ràng buộc khách hàng phải thực hiện các cảm kết với ngân hàng. Trong văn bản Hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế cho vay đối với khách hàng có đưa ra một số mẫu hợp đồng tín dụng nhằm giúp chi nhánh bảo đảm một số nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng. Trong thực tế, nội dung của hợp đồng tín dụng có thể được điều chỉnh, bổ sung nhưng đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi cao nhất cho ngân hàng khi xảy ra tranh chấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng ở ngân hàng VietComBank (Trang 49 - 53)