Định hướng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng ở ngân hàng VietComBank (Trang 78 - 81)

thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

♦ Định hướng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng của Ngân hàng Ngoại thương những năm tới

Những năm tới là những năm có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương. Trong những năm đó, Ngân hàng Ngoại thướng tiến hành tiến hành thực hiện chương trình tái cơ cấu, chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa, nhằm khắc phục các yếu kém trước đây và chuẩn bị đủ điều kiện cho việc phát triển một ngân hàng hiện đại mang tầm quốc tế trong môi trường hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Với 02 pháp lệnh Ngân hàng được ban hành, Ngân hàng Ngoại thương từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh.

Hiện nay, ở Việt Nam, kinh doanh tín dụng là loại hình nghiệp vụ đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng có an toàn, hiệu quả mới được bảo toàn được vốn, đảm bảo cho ngân hàng ổn định và phát triển. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược sử dụng vốn của Ngân hàng Ngoại thương là Tăng trưởng – An toàn – Hiệu quả.

Xu hướng chuyển sang đầu tư dự án, mở rộng sản xuất thay vì đơn thuần kinh doanh thương mại tiếp tục phổ biến, tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho vay trung và dài hạn, tạo ra những thách thức trong quản trị thanh khoản. Cần đa dạng hóa các loại hình cho vay, bên cạnh nhóm khách hàng truyền thống là các Tổng Công ty Nhà nước lớn, tiếp tục phát triển nhóm khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ SME, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, thể nhân...góp phần thay đổi cơ cấu khách hàng theo hướng an toàn hơn.

Cân đối khả năng huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn để tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp, đạt hiệu quả cao. Các thông tin cho thấy, nhu cầu của thị trường về vốn vay, đặc biệt là vốn vay trung và dài hạn là rất lớn.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tăng trưởng vốn huy động thực tế, mục tiêu tín dụng đề ra từ đầu năm và khẳ năng kiểm soát chất lượng tín dụng; đảm bảo vốn khả dụng cho nhu cầu thanh toán, an toàn hoạt động kinh doanh.

Tăng cường hiệu lực kiểm tra, kiểm soát. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ được tăng cường hơn nữa nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro để phòng tránh. Để làm tốt việc này, hiệu quả hoạt động của Tổ kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh cần được tăng cường. Các phòng ban liên quan tại Hội sở chính (Kiểm tra nội bộ, Quản lý tín dụng, Công nợ...) cân phối kết hợp, thống nhất xây dựng chương trình kiểm tra hoạt động tín dụng tại các chi nhánh thường xuyên. Thành viên đoàn kiểm soát là những người am hiểu và có kinh nghiệm làm tín dụng.

Duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, thu hút vốn nhàn rỗi của dân cư và doanh nghiệp, củng cố uy tín trong nước và quốc tế, tranh thủ tiếp cận các nguồn vốn ủy thác.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn từ thị trường trong nước. Tích cực sử ly nợ tồn đọng để tăng khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả tín dụng.

Hoạt động tín dụng đảm bảo tăng trưởng – tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng và nhu cầu vốn của nền kinh tế, an toàn – tập trung vào các dự án hiệu quả, bảo vệ nguồn vốn và hiệu quả - không chỉ hiệu quả kinh tế của ngân hàng mà hiệu quả kinh tế xã hội.

Do có thế mạnh về nguồn vốn Ngân hàng Ngoại thương có điều kiện thuận lợi mở rộng đối tượng cho vay. Ngân hàng chủ trương dành lượng vốn lớn để cấp tín dụng cho vác doanh nghiệp Nhà nước, các Tổng công ty, các dự án lớn và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Có các giải pháp về khai tác tài sản xiết nợ, xử lý nợ khó đòi...nhằm thu hồi vốn về cho ngân hàng.

Để thực hiện những định hướng mở rộng với phương châm tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, và chú trọng tới các dự án lớn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn, cần có những giải pháp đúng đắn, kịp thời và phù hợp.

♦ Các mục tiêu của chiến lược tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương đến năm 2010 bao gồm:

• Đa dạng hóa hoạt động trên nguyên tắc phát huy lợi thế kinh doanh trên lĩnh vực bán buôn, trong đó chú trọng mở rộng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống bán lẻ. • Đa dạng hóa mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo hướng không tập trung quá

lớn vào lĩnh vực thương mại và một số ngành như điện, than, dầu khí. • Gắn liền tăng trưởng tín dụng với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín

dụng.

• Phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay trung và dài hạn mới.

• Kiểm soát tốt nợ quá hạn dưới mức 2%/năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng ở ngân hàng VietComBank (Trang 78 - 81)