Dự báo dòng chảy núi lửa bằng mô hình

Một phần của tài liệu Cấu tạo trái đất và động đất núi lửa sóng thần (Trang 49 - 56)

3. CHƯƠNG 3: NÚI LỬA

13.3.Dự báo dòng chảy núi lửa bằng mô hình

Các nhà địa chất và toán học đang làm việc cùng nhau để tạo ra những mô hình máy tính đặc biệt có thể dự báo vị trí xuất hiện của những dòng lũ đá bọt tốc độ cao, khá lâu trước khi chúng kịp chôn vùi các làng mạc, thành phố.

Họ kết hợp dữ liệu đo vẽ địa hình lấy từ những núi lửa có thực, cùng với các dữ liệu thí nghiệm về dòng chảy của vật liệu bở rời xuống sườn dốc, từ đó giúp mô hình tái tạo chính xác được trọng lực và các thác dung nham.

Mô hình thác núi lửa TITAN2D được phát triển ở Buffalo. Bằng việc chạy mô hình TITAN2D trên những núi lửa khác nhau ở khắp thế giới, các nhà địa chất đã xác định được những vùng an toàn hơn trên sườn núi, nơi người dân có thể theo đó thoát thân nếu một dòng nham thạch hoặc lũ bùn đá chảy xuống.

Một đặc điểm quan trọng của TITAN2D là nó không cần phải chạy trên siêu máy tính, mà có thể hoạt động trên các PC và laptop thường.[6]

4. CHƯƠNG 4: SÓNG THẦN

Phần này nêu các nguyên nhân gây ra sóng thần, đặc điểm của sóng thần, Những dấu hiệu nhận biết khi sắp xảy ra sóng thần từ đó có biện pháp cảnh báo thích hợp để giảm những thiệt hại do sóng thần đem lại.

Ngoài ra phần này còn giới thiệu những vùng thường xuyên xảy ra sóng thần trên thế giới và những vùng có nguy cơ xảy ra sóng thần ở Việt Nam.

14. ĐỊNH NGHĨA:

Sóng thần (tiếng Nhật: tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn.

15. NGUYÊN NHÂN:

Đáy biển chuyển động càng mạnh theo phương thẳng đứng thì độ cao của sóng thần càng tăng. Sức mạnh của sóng thần sẽ tăng tới mức khủng khiếp nếu tâm chấn của động đất nằm dưới đáy đại dương và mảng địa tầng dịch chuyển mạnh theo phương thẳng đứng.

Ngoài ra, động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần.

- Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa.

- Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt thường tạo ra các cơn sóng thần. Như khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nước biển trên đại dương giật lùi lại tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất.

- Những vụ sụp lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Hay một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể hình thành sóng thần.

16. ĐẶC ĐIỂM:

Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo kiểu sóng: chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao.

Một trận sóng thần có thể gây ra thiệt hại trên bờ biển cách hàng nghìn cây số nơi nó phát sinh. Sóng thần xuất hiện một thời gian khá dài sau khi sóng địa chấn hình thành từ nơi xảy ra sự kiện lan tới.

Các con sóng đi qua đại dương với tốc độ trung bình 500 dặm một giờ. Khi tiến tới đất liền do đáy biển trở nên nông con sóng không thể di chuyển nhanh được nữa, vì thế nó bắt đầu dựng đứng lên. Phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng và cao lên, và khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại. Khi vào bờ nó có thể đạt chiều cao một tòa nhà sáu tầng hay hơn nữa.

17. CẢNH BÁO:

Những vùng có nguy cơ sóng thần cao có thể sử dụng những hệ thống cảnh báo sóng thần để xác định và cảnh báo người dân trước khi sóng đi tới đất liền. Tại một số cộng đồng ở bờ biển phía tây nước Mỹ, vốn có nguy cơ đối mặt với các cơn sóng thần Thái Bình Dương, những dấu hiệu cảnh báo hướng dẫn người dân đường thoát hiểm khi một cơn sóng thần tràn tới. Các mô hình máy tính có thể dự đoán phỏng chừng khoảng thời gian tràn tới và sức mạnh của sóng thần dựa trên thông tin về sự kiện gây ra nó và hình dạng của đáy biển và vùng đất bờ biển

phút hay nhiều giờ trước khi một cơn sóng thần tấn công vào bờ (Kenneally,

Trong khi vẫn chưa có khả năng ngăn chặn sóng thầm, tại một số quốc gia thường phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên này, một số biện pháp đã được tiến hành nhằm giảm thiệt hại do sóng thần gây ra. Nhật Bản đã áp dụng một chương trình lớn xây dựng các bức tường chắn sóng thần với chiều cao lên tới 4.5 m (13.5 ft) trước những vùng bờ biển nhiều dân cư sinh sống. Những nơi khác đã xây dựng các cửa cống và kênh để dẫn dòng nước từ những cơn sóng thần đi hướng khác. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng vẫn còn là một vấn đề tranh cãi, bởi vì các cơn sóng thần thường cao hơn tường chắn

Những hiệu ứng của một cơn sóng thần có thể giảm bớt nhờ những yếu tố thiên nhiên như cây trồng dọc bờ biển. Một số vị trí trên đường đi của cơn sóng thần Ấn Độ Dương

2004 hầu như không bị thiệt hại gì nhờ năng lượng sóng thần đã bị một dải cây như dừa và đước hấp thụ.

Những dấu hiệu sau đây thường báo trước một cơn sóng thần :

° Cảm thấy động đất.

° Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi. ° Nước trong sóng nóng bất thường.

° Nước có mùi trứng thối (khí hyđro sulfua) hay mùi xăng, dầu. ° Nước làm da bị mẩn ngứa.

° Nghe thấy một tiếng nổ như là:

− tiếng máy nổ của máy bay phản lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− hay tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng − tiếng huýt sáo.

° Biển lùi về sau một cách đáng chú ý. ° Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.

18. LIÊN HỆ:

18.1. Các trận sóng thần trên thế giới: Bảng 4.1. Hậu quả các trận sóng thần trên thế giới

Đánh giá

Số người chết

Sự kiện Địa điểm Ngày

1. 230,210 Sóng thần Ấn Độ Dương

2004 Indonesia , Sri Lanka , Ấn Độ , Maldives , Malaysia , Somalia , Bangladesh , Thái Lan 6/12/2004 2. 123.000 Messina 1908 trận động đất / sóng thần Messina, Italy 1908 3. 100,000 1755 Lisbon động đất /

sóng thần / cháy Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha , Morocco , Ireland , và Vương quốc Anh (

Cornwall ) 4. 36,000 Gây ra bởi vụ phun trào

năm 1883 của Krakatoa

Indonesia 1883

5. 30,000 1707 Hōei trận động đất Tōkaidō / Nankaido ,

Nhật Bản 1707 6. 25,674 1868 Arica trận động đất / sóng thần Arica, Chile 1868 7. 22,070 1896 Meiji-Sanriku trận động đất Sanriku, Nhật Bản 1896 8. 18.400 2011 Tohoku trận động đất

và sóng thần Sendai , Fukushima , Tokyo 11/3/2011 9. 15,030 1792 Unzen núi phun trào

ở phía tây nam Kyūshū / sóng thần Kyūshū , Nhật Bản 1792 10. 12,000 1771 Great Yaeyama sóng thần Yaeyama , Okinawa , Nhật Bản 1771 (trích http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_natural_disaster) 18.2. Trận sóng thần Nhật Bản:

Theo thông tin của cảnh sát Nhật Bản, đến sáng 13/3, số người thiệt mạng trong thảm họa động đất và sóng thần đã tăng lên gần 900 người. Số liệu này chưa bao gồm 200-300 thi thể được phát hiện tại bờ biển thành phố Sendai mà cảnh sát thành phố này báo cáo trước đó.

Tuy nhiên, đây chưa phải con số cuối cùng về số người thiệt mạng bởi thảm họa, bởi riêng thị trấn Minamisanriku thuộc tỉnh Miyagi với số dân khoảng 17.000 người đã bị trận sóng thần hôm 11/3 quét qua, san phẳng và hiện 10.000 người chưa rõ tung tích. Khoảng một phần ba thành phố Kesennuma, cũng ở Miyagi, với số dân 74.000 người, bị ngập sâu trong nước, thành phố cũng có nhiều đám cháy.

Tại tỉnh Iwate, thành phố ven biển Rikuzentakata với khoảng 23.000 dân, gần như bị phá hủy hoàn toàn vì sóng thần đổ vào đây cao tương đương chiều cao của tòa thị chính.

Khu vực duyên hải của thành phố Miyako và gần như toàn bộ thị trấn Yamada, đều ở Iwate, cũng bị ngập lụt.

Sau chuyến thị sát ngày 12-3, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nhận định, thiệt hại do sóng thần gây ra là vô cùng to lớn. Chuyên gia Mỹ cho rằng, thiệt hại có thể lên tới hàng chục tỷ USD.

Nhiều thành phố dọc bờ biển thuộc 9 tỉnh, thành phố phía Đông Nhật Bản đã tiếp tục phải hứng chịu thêm 15 dư chấn có cường độ từ 5 đến 6,8 độ rích-te. Trong khi đó, do vẫn còn cảnh báo sóng thần nên tại nhiều khu vực, lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận được.

Hiện nhiều tuyến đường sắt ở thủ đô Tô-ky-ô và các tỉnh phụ cận đã ngừng hoạt động khiến hàng chục nghìn người đã bị mắc kẹt tại các nhà ga lớn ở trung tâm thủ đô Tô-ky-ô và một số tỉnh lân cận. Hàng chục nghìn người vì thế mà không thể về nhà. Chính quyền thủ đô Tô-ky-ô đã quyết định mở các cơ sở công cộng và các trường học làm nhà tạm trú cho những người không thể trở về nhà sau ngày làm việc. Các cửa hiệu, nhà hàng và cửa hàng bán đồ ăn nhanh cũng được yêu cầu cung cấp nước uống và nơi nghỉ ngơi cho những người không may mắn. Giao thông đường không cũng bị tê liệt. Hà

Một phần của tài liệu Cấu tạo trái đất và động đất núi lửa sóng thần (Trang 49 - 56)