Núi lửa ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Cấu tạo trái đất và động đất núi lửa sóng thần (Trang 46 - 48)

3. CHƯƠNG 3: NÚI LỬA

12.8. Núi lửa ở Việt Nam:

Phân tích các bản đồ từ hàng không đo lãnh thổ Việt Nam cách đây gần 50 năm trước, có thể nhận xét như sau:

1. Nước ta có hàng trăm khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ, có tuổi từ Paleogen (20 triệu năm) trở lại đây. Các khối này bị từ hóa nghiêng theo hướng Bắc – Nam, chứa nhiều quặng kim loại.

2. Ở nước ta cũng từng có nhiều chấn tâm động đất hoạt động, trong đó có một số ngày nay vẫn còn hoạt động; có những họng núi lửa tắt chưa lâu lắm, nên nước ngầm từ nó dâng lên vẫn còn nóng, có nơi rất nóng.

Ngày 15/2/1923, nhiều vùng thuộc cù lao Hòn (Phan Thiết) bị chấn động mạnh, nhà cửa nghiêng ngả, người đứng không vững. Những chấn động này kéo dài một tuần liền. Sau đó, khi đi ngang qua cù lao này, thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt

Ngày 8/3 năm đó, cù lao Hòn phun ra những chất màu xám xám nhạt gồm hơi nước, bùn và đất. Trước mỗi đợt phun, nhiều tiếng nổ phát ra như bom và hỗn hợp bùn đá bật lên sáng lóa.

Ngày 15/3/1923, núi lửa đã ngừng phun nhưng hòn đảo còn nóng âm ỉ và đến ngày 20/3/1923, động đất xảy ra, núi lửa phun trở lại.

Ngày 8/2/1923, tàu của hải quân Hoàng gia Anh khi đi qua vùng này còn phát hiện thêm một hòn đảo khác với chiều dài 30,5 m, cao 0,3 m, cách Hòn Tro 3,7 km cũng đã phun lửa cao 12 m, xung quanh nước xoáy rất mạnh. Ngoài đợt hoạt động vào năm 1923, theo tài liệu lịch sử, tại khu vực Hòn Tro và một số vùng xung quanh, hoạt động động đất và núi lửa đã xảy ra hai lần vào cuối thế kỷ thứ 19 và sớm hơn nữa nên có nhiều khả năng núi lửa Hòn Tro có thể hoạt động trở lại.

PGS - TS Phạm Văn Thục, Phân viện Hải dương học Hà Nội (Trung tâm KHTN&CNQG), nhận định tại nước ta, núi lửa phân bố rộng rãi trên nhiều vùng khác nhau ở Xuân Lộc, Định Quán, Đà Lạt, vùng huyện đảo Phú Quốc, Phú Quý, Hòn Tranh, đảo Lý Sơn, Vĩnh Linh, Cửa Tùng, đảo Cồn Cỏ.

Bảng 3.1. Một số núi lửa đã tắt ở Việt Nam

Tên núi lửa Độ cao (m) Tỉnh Lần phun cuối

Định Quán –

Đồng Nai hạ 392 Đồng Nai Kỉ Đệ Tứ

Cù Lao Ré 181 Quảng Ngãi Kỉ Đệ Tứ

Đồng nai

thượng 1000 Lâm Đồng Kỉ Đệ Tứ

Toroeng Prong 800 Kon Tum Kỉ Đệ Tứ

(trích “ Địa chất đại cương” )

13. CÁCH DỰ BÁO

Khi có sự hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa bên dưới, các họng núi lửa cổ ( hoặc đang phun), các đới dập vỡ của các đứt gẫy kiến tạo sẽ có cường độ chấn động mạnh nhất. Vì vậy, không được xây dựng các công trình quan trọng như nhà máy điện nguyên tử, đập hồ chứa nước, ống khói nhà máy, nhà cao tầng, ... trùng lên hoặc quá gần các đứt gẫy hoặc họng núi lửa cổ.

Dựa vào nguồn gốc sinh thành, các dấu hiệu địa vật lý, địa chất, địa mạo, địa chất thủy văn, chúng ta hoàn toàn có thể xác định chính xác, đầy đủ và nhanh chóng các đứt gẫy, các họng núi lửa cổ, các khu vực có các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ, từ đó tìm ra các chấn tâm động đất xưa và nay, các họng núi lửa ngầm dưới biển.

Một phần của tài liệu Cấu tạo trái đất và động đất núi lửa sóng thần (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w