3. CHƯƠNG 3: NÚI LỬA
13.2. Mô hình mới dự báo mức độ tàn phá của núi lửa:
Các nhà khoa học Anh Quốc và Nga tuyên bố giờ đây chỉ cần phân tích một mẫu đá núi lửa, các nhà nghiên cứu có thể suy ra kích cỡ và độ sâu của lò mắc-ma ẩn mình trong đó. Tương tự, cũng bằng phương pháp trên, họ sẽ dễ dàng tính toán được độ rộng – sâu của các lỗ thoát đẩy mắc-ma lên mặt đất. Đây là hai yếu tố quan trọng giúp dự đoán mức độ tàn phá của một ngọn núi lửa.
Theo Giáo sư Jon Blundy đến từ trường Đại học Bristol , một núi lửa có lò mắc-ma lớn, lỗ thoát ngắn và hẹp sẽ dễ phát nổ hơn núi lửa có lò nhỏ và lỗ thoát rộng. Do đó, nếu biết rõ về các chuyển động ngầm dưới lòng núi lửa sẽ rất dễ xác định độ nguy hiểm của nó.
Hiện các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol và Đại học Tổng hợp Moscow đang phát triển một mô hình toán học chi phí thấp, an toàn và dễ áp dụng dựa trên một thực tế: Khi di chuyển từ lò chứa lên đến bề mặt, trong mắc-ma sẽ hình thành các tinh thể và bong bóng khí, trong khi đá lấy từ những núi lửa rỉ mắc-ma chậm hơn lại chứa các tinh thể có kích cỡ khác nhau. Và nhờ tính toán kích cỡ của các tinh thể mà ta sẽ hình dung được các ống dẫn ngầm dưới núi lửa. Tỷ lệ của chúng như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ phun trào của mắc-ma, hay nói cách khác là vào đường kính của lỗ thoát núi lửa mà nó phun qua.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm nghiệm bằng cách áp dụng nó với một mẫu thí nghiệm từ núi lửa đã phun trào St. Helens tại Mỹ từ thập niên 1980. Và kết quả trùng khớp với kết quả dự báo sử dụng các kỹ thuật truyền thống như vệ tinh hay máy đo địa chấn.[5]