Các giai đoạn phun của núi lửa:

Một phần của tài liệu Cấu tạo trái đất và động đất núi lửa sóng thần (Trang 41 - 42)

3. CHƯƠNG 3: NÚI LỬA

11.3.Các giai đoạn phun của núi lửa:

Gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn yên tĩnh: Ở giai đoạn này các núi lửa không biểu hiện mãnh liệt, nhưng

đôi khi có khói trắng bốc ra.

- Giai đoạn bắt đầu hoạt động: Trong giai đoạn này có những dấu hiệu báo trước

như động đất, có tiếng vang dưới đất, xuất hiện nước nóng, nhiệt độ trái đất tăng lên, xuất hiện khe nứt mới…Khí phun ra nhiều kết hợp với khói tạo thành một cột khói cao đến hàng km. Tuy nhiên cũng có những núi lửa có sự hoạt động bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước.

- Giai đoạn phun núi lửa: Thường bắt đầu bằng một tiếng nổ mạnh bật tung nút của

miệng núi ra. Cột khí bốc lên cao, nóng và tỏa thành dạng nấm. Dòng dung nham

tuôn chảy. Các hơi nước bốc ra ngoài có thể gặp lạnh gây mưa. Ngoài ra cũng có loại núi lửa phun không gây ra tiếng nổ mà chỉ có dung nham tuôn chảy ra.

- Giai đoạn kết thúc: núi lửa không phun trào nữa mà trở về trạng thái yên tĩnh. Có

thể ngừng phun trong một thời gian, sau khi bổ sung năng lượng lại tiếp tục phun.

12. THẢM HỌA CỦA NÚI LỬA

Trong số 64 ngọn núi lửa đang hoạt động trên toàn trái đất trong năm 2010, có những ngọn núi lửa và sức mạnh của nó thực sự là nỗi kinh hoàng với cuộc sống của con người ở các quốc gia mà nó đang tồn tại. Sự thức giấc của những ngọn núi lửa này đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống.

Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4.171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương. Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4.171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5.000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9.000 mét.

Một phần của tài liệu Cấu tạo trái đất và động đất núi lửa sóng thần (Trang 41 - 42)