Tình hình động đất ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Cấu tạo trái đất và động đất núi lửa sóng thần (Trang 26 - 30)

2. CHƯƠNG 2: ĐỘNG ĐẤT

7.2. Tình hình động đất ở Việt Nam hiện nay

Hình 2.5. Bản đồ phân bố động đất ở Việt Nam

Việt Nam nằm xa nơi giao tiếp giữa mảng Á-Âu ở phía bắc, với mảng Ấn-Úc ở phía nam và mảng Philippin ở phía đông.

Trên bảng đồ phân bố Việt Nam có bốn vùng phân bố khác nhau:

- Vùng tây bắc dọc theo đứt gãy sông Đà, có động đất nhiều nhất và mạnh nhất có thể lên 7 độ Richter.

- Vùng đứt gãy sông Hồng và các vùng đứt gãy sông Mã , sông Cả có động đất không nhiều và không mạnh, khi mạnh có khi lên 6 độ Richter.

- Vùng Duyên Hải NamTrung Bộ (phân bố từ bắc Nha Trang đến Phan Thiết) có thể xảy ra động đất mạnh đến 5 độ Richter.

- Vùng Đông Nam Bộ có thể xảy ra động đất mạnh đến 5 độ Richter.

Các đứt gãy ở Việt Nam đáng quan tâm nhất là đứt gãy sông Hồng kéo dài từ Vân Nam (Trung Quốc) là một trong ba dãy đứt gãy sâu ở lục địa Á-Âu tạo nên dãy Himalaya.

Tài liệu cho thấy nước ta có động đất rất nhiều, cường độ không mạnh. Ngày nay chưa đủ cơ sở và chuyên môn nghiên cứu. Từ năm 1924, sau khi xây dựng trạm nghiên cứu Phù Liễn (Hải Phòng) thì hiện tượng động đất được quan sát, ghi chép thống kê đầy đủ. Đến năm 1957, trạm nghiên cứu ở Nha Trang cũng được xây dựng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu.

Hiện nay có đến 90% động đất diễn ra động đất ở “vành đai lửa Thái Bình Dương” trong đó vùng Đông Nam Á là nơi có nhiều động đất vì nằm ở nơi tiếp xúc giữa mảng Á- Âu với mảng Philippin. Từ bản đồ phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam của giáo sư Nguyễn Đình Xuyên (2004) có thấy nước ta có khoảng 90 kkhu vực có thể phát sinh động đất và thời gian lập lại các trận động đất từ 1000 năm, 500 năm hoặc 20 năm. Mức độ chấn động của động đất nằm trong khoảng từ 5,5 đến 6,8 độ Richter, có thể gây ra hư hại nhẹ về nhà cửa. Trong lịch sử từ năm 114 đến năm 2003 các nhà địa chấn nước ta đã ghi nhận được 645 trận động đất mạnh từ 3 độ Richter trở lên. Trước 1900, mặc dù chỉ có ít tài liệu lịch sử, nhưng vẫn phát hiện được nhiều trận động đất mạnh. Năm 114 trận động đất cấp 8 đã xảy ra ở quận Nhật Nam (khu bắc Đồng Hới – Quảng Bình ngày nay). Các trận động đất cấp 7, cấp 8 đã xảy ở Hà Nội vào các năm 1277, 1278, 1285. Động đất cấp 8 đã xảy ra ở khu vực Yên Định – Vĩnh Lộc – Nho Quan (thuộc tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình ngày nay) vào năm 1635. Ở Nghệ An động đất cấp 8 đã xảy ra vào năm 1821. Ở vùng Phan

Đặc biệt từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng, sông Chảy, nơi từng xảy ra các trận động đất mạnh 5,1 đến 5,5 độ Richter. Chu kì lặp lại Động đất 5,8 độ Richter ở Hà Nội là 1100 năm và trận Động đất mạnh cưới cùng xảy ra cách đây đã hơn 700 năm. Hiện tại Hà Nội đanh trong thời kì yên tĩnh nhưng trong tương lai động đất ở Hà Nội có thể tăng lên và động đất mạnh xảy ra. Ngoài ra Hà Nội còn phải chịu tác động của động đất mạnh xảy ra ở những vùng đứt gãy lân cận như đứt gãy sông Lô, Đông Triều, Sơn La.

Gần đây nhất, từ năm 1900 tơi nay có 2 trận động đất cấp 8 ở Điện biên (1935) và Tuần giáo (1983), 17 trận động đất cấp 7 và 115 trận động đất cấp 6 – cấp 7 ở khắp các vùng lãnh thổ nước ta.

Ở Việt Nam, động đất ở miền Bắc nhiều và mạnh hơn so với miền Nam. Động đất thường xuyên nhất và mạnh nhất là ở Tây Bắc, tiếp theo là ở Đông Bắc và bắc Tây Bắc Bộ.

Vào lúc 21 giờ 25 phút ngày 7/1/2005 xảy ra vụ động đất mạnh 4,7 độ Richter gây chấn động cấp 6,7 ở trên mặt đất tại tọa độ 19,02 độ vĩ bắc và 105,3 độ kinh đông cách Đô Lương 10 km. Chấn tâm nằm ở vùng Giang Sơn (huyện Đô Lương) sau đó dư chấn lan rộng ra khắp vùng lân cận trong địa phận tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân là do sự vận động tích cực của đới đứt gãy sông Cả. Sau một tuần vào lúc 23 giờ ngày 12/1/2005 tại thành phố Vinh (Nghệ An) lại tiếp tục chịu đựng cơn địa chấn mới kéo dài 5-7 ngày.

Đến 17/7/2005 một trận động đất mạnh khoản 4,5 độ Richter xảy ra tại Lũng Cú (Đồng Văn-Hà Giang) nhưng không gây thiệt hại nhiều vì đây là vùng đá vôi ít người ở.

Cũng năm 2005 vào lúc 14 giờ 57 phút ngày 2/8 một trận động đất có dư chấn 3,1 độ Richter xảy ra tại phía Bắc thị xã Ninh Bình ở độ sâu 19,5km, phạm vi trong khoảng 15km, và gây một tiếng nổ lớn do các khối đá dưới lòng đất va chạm khiến người dân thị xã hoang mang, nhưng không thiệt hại gì về người và của. Ngày 17/10/2005 thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra hiện tượng rung lắc tại tòa nhà 7 tầng số 170 Hai Bà Trưng, phường ĐaKao, Q1. Nguyên nhân là lúc 8 giờ dưới lòng đất ngoài khơi vùng Hàm Tân-Bình Thuận cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120km đã có động đất mạnh 2,9 độ Richter. Sau đó đúng 28 phút sau dưới lòng đất ở ngoài khơi vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu và Hàm Tân-

Bình Thuận lại xảy ra trận động đất mạnh 4,3 độ Richter nhưng không gây thiệt hại gì về người và của.

Nhìn chung động đất ở nước ta không gây thiệt hại lớn nhưng cũng cần được quan tâm xây dựng hệ thống quan sát và dự báo động đất cho các vùng như ở Hà Nội, nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy điện Hòa Bình…Đồng thời phổ biến rộng rãi thông tin về khu vực có nguy cơ động đất bằng cách lập bản đồ nước ta dưới dạng như Atlat.

Trên bản đồ nguy cơ động đất trên thế giới của Liên Hiệp Quốc theo các nhà khoa học Việt Nam, nước ta nằm trong vùng ít nguy cơ xảy ra động đất, nếu có chỉ là mức độ trung bình và trung bình yếu thôi. Thế nhưng, căn cứ vào hoạt động địa chấn thường xảy ra theo vết đứt gãy San Andreas (Hoa Kì) và công trình nghiên cứu năm 1984 về các chuyển động của hệ thống đứt gãy sông Hồng, giáo sư người Mỹ Allan thuộc trường đại học California ghi nhận rằng trong suốt 300 năm qua thuộc đứt gãy sông Hồng không có trận động đất nào mạnh hơn 7 độ Richter.

Đây là hiện tượng bất thường, vì trong quá khứ ở dọc đứt gãy sông Hồng thường xuyên xảy ra các trận động đất mạnh 7 đến 9 độ Richter và hiện nay đứt gãy Andreas vẫn xảy ra động đất mạnh với chu kì 22 năm. Vì thế giáo sư Allan cho rằng đứt gãy sông Hồng đã “ngủ” khá lâu phải chăng là đang tích lũy năng lượng ở trong lòng đất cho đến khi đủ lớn thì sẽ giải phóng ra ngoài mặt đất, gây ra những trận động đất có cường độ lớn hơn.

Một phần của tài liệu Cấu tạo trái đất và động đất núi lửa sóng thần (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w