Soạn thảo và ban hành văn bản mới nhằm phân loại nợ, trích lập dự

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác xử lí nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên (Trang 66 - 71)

phòng và xử lý rủi ro tín dụng gần với thông lệ quốc tế và phản ánh chính xác hơn tình hình nợ của các Ngân hàng

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007QĐ-NHNN sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ một số những nhược điểm cần được chỉnh sửa và khắc phục. Hai văn bản tín dụng này chưa phân loại nợ, trích lập dự phòng đầy đủ với các khoản mục Tài sản Có có phát sinh rủi ro tín dụng. Hầu hết các TCTD thực hiện phân loại nợ theo quy định tại điều 6 quyết định 493

nhiên, các TCTD chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đủ tiêu chuẩn để phân loại nợ và quản lý chất lượng tín dụng. Điều này cho thấy kết quả phân loại nợ chưa phản ánh đúng chất lượng nợ của tổ chức đó.

Việc xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng theo quyết định 493 còn nhiều bất cập và hạn chế. NHNN cần ban hành một văn bản pháp luật mới thay thế quyết định 493 và quyết định 18. Văn bản mới này sẽ thống nhất phương pháp, nội dung quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng trọng toàn hệ thống TCTD trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Văn bản mới sẽ đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ có vấn đề của từng TCTD và toàn hệ thống, có chính sách và cơ chế quản lý phù hợp. Ngoài ra, văn bản mới cũng cần hướng dẫn cụ thể các bước quy trình đánh giá, xếp hạng khách hàng để thống nhất thực hiện, trong đó quy định một số chỉ tiêu quan trọng để phục vụ cho công tác quản lý.

- Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN (CIC)

Hiện nay ở Việt Nam, CIC là tổ chức duy nhất thực hiện thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Cơ chế thu thập thông tin của CIC theo quy định của NHNN ban hành, qua đó các TCTD định kỳ có trách nhiệm phải báo cáo thông tin liên quan đến khách hàng cho CIC và các TCTD được quyền khai thác thông tin ở CIC.

Tuy nhiên, trên thực tế thông tin từ CIC còn mang tính chất chung chung và độ cập nhật không cao. Những thông tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu như không có. Mặt khác tổ chức chưa có sự quan tâm đúng mức độ chính xác của các thông tin, dữ liệu khi

báo cáo về CIC, do đó khi thẩm định các doanh nghiệp rất ít Ngân hàng lấy thông tin từ CIC.

Có biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng (CIC). Thực hiện tốt biện pháp này NHNN sẽ cải thiện được tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, chính xác, cập nhật, giúp cho các NHTM thực hiện tốt công tác cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế rủi ro.

- Tăng cường công tác thanh tra của NHNN trên địa bàn nhằm không ngừng

hoàn thiện và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các TCTD với nhau.

Trên thực tế, nhiều NHTM cổ phần ra đời, do áp lực cạnh tranh để thu hút khách hàng, nên các NHTM đã hạ thấp các điều kiện tín dụng, điều kiện nhận thế chấp tài sản để lôi kéo khách hàng, tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Yên nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Yên

- Tổ chức, nghiên cứu, xây dựng chiến lược hoạt động tín dụng dài hạn cho toàn hệ thống. Chiến lược này phải được cụ thể hoá theo từng vùng, từng khu vực, từng thời kỳ cụ thể, bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của chính phủ. Chiến lược kinh doanh tín dụng được xây dựng hoàn thiện sẽ giúp cho các Chi nhánh có định hướng đầu tư đúng đắn, từ đó nâng cao chất lượng đầu tư và hạn chế rủi ro.

- Nâng cao trách nhiệm của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, mạnh dạn nêu lên những tồn tại, sai sót những rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ cho vay, đồng thời dự báo kịp thời khả năng xảy ra nợ có vấn đề tại các Chi nhánh, có như vậy mới góp phần vào việc hạn chế rủi ro trong toàn hệ thống.

- Cần tăng cường công tác đào tạo một cách toàn diện cho đội ngũ cán bộ tín dụng trong hệ thống.

- Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cần thường xuyên tổ chức hơn nữa các hội nghị nghiên cứu, phân tích tình hình nợ có vấn đề để bàn các biện pháp giảm nợ có vấn đề trong toàn bộ hệ thống. Thông qua các hội thảo, phân tích Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cần đúc kết, đề ra kế hoạch và biện pháp chung cho toàn bộ hệ thống về vấn đề này.

- Tìm biện pháp có hiệu quả để xử lý tài sản đảm bảo nợ vay của các khoản nợ có vấn đề và khai thác triệt để các tài sản chưa được xử lý. Đặc biệt đối với các tài sản khó hoặc chậm xử lý của các khoản vay khó có khả năng thu hồi, cần phân loại cụ thể để chủ động có biện pháp giải quyết.

Tóm tắt chương 3:

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và xu thế phát triển của nền kinh tế quốc dân, trên đây là một số giải pháp được đưa ra để hoàn thiện thêm bộ máy tổ chức cũng như góp phần nâng cao chất lượng xử lí nợ xấu, sức cạnh tranh, vị thế của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Phú Yên.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả công tác xử lí nợ có vấn đề là một vấn đề vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của NHTM, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Theo đó, nếu các NHTM không có kế hoạch phòng ngừa và xử lí nhằm đánh

giá, phát hiện, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nợ có vấn đề cao, nó ảnh hưởng tới mọi chỉ tiêu cũng như mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Những nội dung được đề cập trong Chuyên đề tốt nghiệp đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát hiện, phòng ngừa nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên cụ thể:

Thứ nhất, cần khẳng định khoanh vùng nợ có vấn đề và biện pháp xử lý nợ có

vấn đề là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động ngân hàng thông qua việc khái quát tầm quan trọng, nội dung của việc phòng ngừa nợ có vấn đề.

Hai là, công tác xử lí nợ có vấn đề tại chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên

tương đối tốt, qua 3 năm tỷ lệ nợ có vấn đề của Chi nhánh đều không vượt quá mức khống chế nợ có vấn đề theo quy định của NHNN (theo quy định nợ có vấn đề của Ngân hàng thương mại không được vượt quá 5% tổng dư nợ). Trong phần phân tích trên, em đã chỉ ra những nguyên nhân và một số biện pháp đã được thực hiện trong công tác xử lí nợ có vấn đề tại chi nhánh nhằm tối thiểu hoá rủi ro lãi suất và tối đa hoá lợi nhuận cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh.

Ba là, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nâng cao, đề xuất, có thể ứng

dụng ngay vào thực tế, phù hợp với thực trạng hoạt động của Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên. góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh NHĐT&PT Phú Yên nói riêng và hệ thống NHĐT&PT Việt Nam nói chung nhằm đảm bảo cho ngân hàng phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện thị trường nhiều biến động như hiện nay.

Như vậy, vấn đề phòng ngừa nợ có vấn đề là nội dung trọng tâm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, là sự thể hiện của quy trình tín dụng chặt chẽ, có hiệu quả. Khi đặt một món nợ vào danh mục nợ có vấn đề chắc chắn

vốn vay trước thời hạn. Rõ ràng, việc xác định một khoản vay trở thành nợ có vấn đề buộc ngân hàng phải điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay để bảo đảm an toàn nhất cho mình. Song trên thực tế, khi đặt khoản vay vào danh mục nợ có vấn đề có làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị, có thực sự giải quyết được bài toán nợ có vấn đề tại ngân hàng mình hay không; là những câu hỏi cần được giải đáp thấu đáo nhất khi mà trong điều kiện thị trường ngân hàng đang cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên khá phức tạp, mặt khác bản thân còn nhiều hạn chế về lý luận cũng như thực tiễn nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo, các anh chị cán bộ Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên và các bạn để cho đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác xử lí nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w