Những biến động của nền kinh tế vĩ mô trong thời gian qua và dự báo trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác xử lí nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên (Trang 51 - 54)

. Những khoản chi trội thường xuyên trong tài khoản kinh doanh (Phát hành

3.1.1. Những biến động của nền kinh tế vĩ mô trong thời gian qua và dự báo trong thời gian sắp tới.

dự báo trong thời gian sắp tới.

Theo các chuyên gia nhận định nền kinh tế thế giới năm 2011 đang trong quá trình phục hồi nhưng rất mong manh và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ tiềm ẩn. Các nền kinh tế vẫn tăng trưởng chậm trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, sự không rõ ràng về khả năng thanh khoản của các ngân hàng ở nhiều quốc gia, sự mất cân bằng trong những năm bùng nổ ở một số quốc gia vẫn cần được giải quyết và nhiều lĩnh vực vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, năm 2011 cũng được dự đoán là một năm khởi sắc hơn nhưng cũng phải đối diện với nhiều rủi ro trong đó có rủi ro lạm phát và rủi ro của thị trường ngoại hối.

Những thuận lợi:

- Trong ngắn hạn, năm 2011 sẽ tiếp tục chứng kiến sự phục hồi ở những nền kinh tế trên thế giới. Hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế sẽ được hồi phục nhanh hơn sau khi có sự phục hồi chậm trong năm 2010. Hơn nữa, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn và nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trong những năm tới. Những điều này tạo ra những ảnh hưởng tích cực trực tiếp lên nền kinh tế Việt Nam để có thể duy trì tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2011.

- Thị trường xuất khẩu được cải thiện bởi hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu đều thuộc hàng hóa thiết yếu như: dệt may, giày dép, thủy sản. Bên cạnh đó, việc NHNN hạ giá đồng nội tệ tạo sức cạnh tranh lớn

cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là các loại hàng hóa có tỉ lệ nguyên vật liệu nhập khẩu không nhiều.

Khó khăn phải đối diện:

− Trong thời gian cuối Quý I và quý II, cuộc chạy đua về lãi suất : lãi suất cho vay leo thang; có thời điểm lên tới 20 – 23%, hầu hết đều quá sức chịu đựng đối với các doanh nghiệp và các khách hàng vay khác. Nghi vấn đặt ra đối với những doanh nghiệp dám chấp thuận mức lãi suất cao. Phần lớn sự chấp thuận đó xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những nguồn vốn khác. Và tất nhiên, nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng lên từ nhóm đối tượng này. Và cuối cùng là lo ngại nợ có vấn đề gia tăng nếu tình hình kéo dài.

- Xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thức lớn hơn, nhất là trong bối cảnh

hậu khủng hoảng, những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như khoáng sản, nông lâm , hải sản.

- Những nhân tố tiềm ẩn lạm phát vẫn tiếp tục trong năm 2011, trong 4 tháng đầu năm 2011, lạm phát đã lên tới 9,32% và một số biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ của Nhà nước cũng đã và đang được thực hiện. Ngoài ra, chính sách điều chỉnh tăng lương vào tháng 5/2011 sẽ tạo ra tâm lý và lý do để thị trường tăng giá hàng hóa tiêu dùng, tỷ giá biến động, đầu tư công chưa hiệu quả và bội chi ngân sách tiếp tục gây sức ép lên lạm phát.

- Mặc dù tình trạng nhập siêu đã được cải thiện nhưng chưa tạo được nền tảng vững chắc.

− Ngày nay, thị trường tín dụng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng là phát triển tương đối mạnh. Các ngân hàng chạy đua lợi nhuận kinh doanh, dẫn đến việc cho vay ồ ạt và thiếu kiểm soát, chính điều này sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro nợ có vấn đề gia tăng.

− Chiếm phần lớn trong danh mục tài sản thế chấp vay vốn hiện nay là bất động sản. Giá nhà đất tăng cao, vượt cả giá trị hợp lý của nó và thị trường đóng băng, khả năng trả nợ của nhiều chủ đầu tư rơi vào khủng hoảng. Biện pháp thường thấy của các ngân hàng là gia hạn nợ, nhưng đó là cách để tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Mặt khác, khi giá nhà đất giảm như trong thời gian qua, các ngân hàng lại rơi vào tình trạng giá tài sản thế chấp cho khoản nợ lại cao hơn giá thực tế.

− Những “nút thắt” của tăng trưởng kinh tế như cơ sở hạ tầng, trình độ nguồn nhân lực và cải cách hành chính vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn cản trở lớn đến tăng trưởng kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững trong năm 2011 và các năm tiếp theo.

− Sau 4 năm gia nhập WTO, Khi mà gia nhập sân chơi lớn đã có rất

nhiều cơ hội cho chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp rất nhiều bất lợi.

Đã có rất nhiều công ty doanh nghiệp lớn trên thế giới tham gia vào thị trường chúng ta, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường giữa các doanh nghiệp sản xuất, ngân hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra, Việt Nam chịu nhiều tác động từ những cam kết thực hiện WTO, cam kết với các đối tác FTA, những cú sốc từ bên ngoài như cuộc khủng hoảng lương thực, thực phẩm, tài chính toàn cầu…

− Tình hình biến động trên thế giới như bất ổn chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông, khủng hoảng công tại Châu Âu, thiên tai tại Nhật Bản và một số

nơi khác trên thế giới làm giá cả nhiều mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu quan trọng cho sản xuất tăng liên tục trong những tháng cuối năm 2010 và 4 tháng đầu năm 2011, nhất là xăng dầu, sắt thép,... đã tác động đến giá đầu vào sản xuất trong nước, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao. Nếu tình trạng này còn kéo dài thì ảnh hưởng rất nhiều tới các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác xử lí nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w