Phân tích nợ có vấn đề của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Phú Yên theo ngành kinh tế chi tiết

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác xử lí nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên (Trang 43 - 47)

. Những khoản chi trội thường xuyên trong tài khoản kinh doanh (Phát hành

2.3.1.3 Phân tích nợ có vấn đề của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Phú Yên theo ngành kinh tế chi tiết

Yên theo ngành kinh tế chi tiết

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2009-2010)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (+;-) 09/08 (+;-) 10/09

Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Tuyệ t đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 1.495.331 1.580.177 1.738.195 84.846 6,0 158.018 9,5 Nợ có vấn đề 20.810 23.781 38.779 2.97 1 14,2 14.99 8 63,0 Cho vay nông nghiệp, thủy hải sản 2.293 11 3.691 15 12.983 34 1.39 8 60,9 9.292 251,7 Cho vay KD thương mại – DV 4.019 19 4.691 20 5.991 16 672 16,4 1300 27,7 Cho vay xây lắp 11.900 57 12.596 53 15.120 39 696 5,8 2524 20 Cho vay phát triển du lịch 2.004 10 2.192 10 3.509 9 188 9,4 1.317 60 Cho vay khác 594 3 611 2 1.176 3 17 2,9 565 92

Biểu đồ 2.3 tình hình nợ có vấn đề tại Chi nhánh BIDV Phú Yên theo nghành kinh tế.

Xem xét tình hình nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên dưới góc độ các ngành kinh tế có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Theo số liệu khảo sát, nợ có vấn đề hầu như tập trung ở lĩnh vực xây lắp. Quy mô nợ có vấn đề trong đầu tư cho vay xây lắp luôn chiếm tỷ trọng cao.

Năm 2008 nợ có vấn đề trong cho vay xây lắp là 11.900 triệu đồng, đến năm 2009 nợ có vấn đề trong ngành này đã tăng chậm lại nên dư nợ có vấn đề của xây lắp là 12.596 triệu đồng, tăng 696 triệu đồng ( tương ứng +5,8%), đến năm 2010 lại tăng khá nhanh, lên đến 15.120 triệu ( tương ứng 20%) .Đối với cho vay ngành này thì tỷ trọng có khuynh hướng giảm dần qua ba năm: năm 2008 tỷ trọng nợ có vấn đề trong đầu tư cho vay xây lắp chiếm 57% tổng nợ có vấn đề, đến năm 2009 tăng chậm đi là chiếm 53% và đến năm 2010 giảm xuống chiếm 39%. Tình trạng nợ có vấn đề trong cho vay xây lắp luôn chiếm tỷ trọng cao. nguyên nhân

của việc này là do giá nguyên vật liệu xây lắp luôn tăng, giá sắt thép, xi măng… Nhiều công ty xây dựng thiếu vốn để tiếp tục hoạt động hoặc gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhiều công trình xây lắp không hoàn thành theo đúng tiến độ hoặc dừng xây dựng nên không đưa vào khai thác kịp thời theo đúng dự kiến không đem lai thu nhập cho cho công ty. Nhiều công ty như: Công ty cổ phần 508, công ty TNHH Toàn Thắng, DNTN Phúc Lộc… không thanh toán kịp tiền gốc và lãi theo đúng lịch trả nợ nên phải đưa vào Nợ có vấn đề. Từ năm 2010 trở đi và tới thời điểm hiện tại Chi nhánh đã quản lý và xử lý nợ có vấn đề tốt hơn về cho vay ngành xây lắp, thận trọng khi cho vay để giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh và tòan hệ thống.

Đối với cho vay nông nghiệp, thủy hải sản nợ có vấn đề tăng từ 2009 và tăng đột biến vào năm 2010, từ 3.691 triệu đồng trong năm 2009 chiếm 15% tỷ trọng của tổng dư nợ, đến năm 2010 tăng lên đến 12.983 triệu đồng (tăng 251% so với năm 2009) và chiếm 34% tỷ trọng của tổng dư nợ. Sự khắc nghiệt và tàn phá của thiên nhiên đã làm cho nền nông nghiệp của Phú Yên chịu nhiều thiệt hại lớn. Trận lũ và cơn bão đã làm nền nông nghiệp Phú Yên bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những hộ trồng lúa, cơn bão 2009 đánh trực tiếp vào Phú Yên làm nhiều hộ trồng tiêu, cà phê, cây hoa màu khác bị thiệt hại lớn hoặc mất trắng, thiệt hại lớn nhất vẫn là những hộ nuôi tôm (tôm hùm, tôm chân trắng...) vì tôm của họ sắp tới ngày thu hoạch… dẫn tới những khoản nợ của họ phải trả trong năm sau không trả được hoặc xin giãn nợ, làm cho nợ có vấn đề về ngành nông, lâm ngư nghiệp trong 2 năm 2009-2010 tăng cao.

Còn đới với các tỷ trọng nợ có vấn đề trong đầu tư cho vay cho vay kinh doanh thương mại-dịch vụ, cho vay phát triển du lịch, cho vay du lịch… lại có khuynh hướng ổn định. Đối với vay kinh doanh thương mại - dịch vụ, đây là ngành tiếp theo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ có vấn đề, nợ có vấn đề của ngành này

luôn chiếm 15% -20% trong tổng nợ có vấn đề. Trong những năm qua đặc biệt là năm 2010 nền kinh tế nước ta đang đứng trước nguy cơ bùng nỗ lạm phát tiền tệ cao, giá cả hàng hóa- dịch vụ nói chung và các mặt hàng thiết yếu nói riêng và đặc biệt là các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, sắt thép… trên thị trường thế giới tăng cộng thêm thiên tai như lũ lụt, hạn hán, dịch cúm gia cầm.. xảy ra ở nhiều nước trên thế giới trở thành nguyên nhân chính làm cho giá cả trên thị trường nội địa các nước tăng lên trong đó Việt Nam là một trong những thị trường chịu tác động rõ rệt nhất.

Năm 2010 là năm Phú Yên chịu tác động mạnh mẽ của cơn “bão giá” đã làm cho nhiều DNTN, công ty TNHH, hộ sản xuất như công ty TNHH Mỹ Hân, Công ty cổ phần 508, DNTN Trường Thịnh, công ty xuất nhập khẩu đồ mỹ nghệ phú yên… lâm vào khó khăn và dẫn đến tình trạng phá sản. Các hộ ngư dân, hợp tác xã đánh bắt cá ngừ đại dương ở phường 6, phường Phú Lâm… rơi vào tình trạng thu lỗ nặng kéo dài, giải tán hợp tác xã, bán tàu, vì doanh thu về sản lượng không đủ bù đắp phí tổn của những chuyến đánh bắt xa bờ dài ngày làm mất khả năng trả nợ cho ngân hàng trở thành những món nợ có vấn đề hoặc không thu hồi được.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác xử lí nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w