Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ Đào tạo ngắn, trung và dài hạn nguồn lực tín dụng cho cán bộ tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác xử lí nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên (Trang 58 - 61)

. Những khoản chi trội thường xuyên trong tài khoản kinh doanh (Phát hành

3.2.5. Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ Đào tạo ngắn, trung và dài hạn nguồn lực tín dụng cho cán bộ tín dụng của ngân hàng.

và dài hạn nguồn lực tín dụng cho cán bộ tín dụng của ngân hàng.

Thứ nhất, về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài các biện pháp hổ trợ kiểm tra, thanh tra của NHNN, kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng cấp trên. Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên phải xây dựng tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ đủ mạnh về lượng và chất với môi trường kiểm soát đầy đủ hiệu quả.

Nhân tố con người là quan trọng, đối với đội ngũ trực tiếp làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, phải có đạo đức phẩm chất tốt, liêm khiết và trung thực dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích chung, phải có trình độ chuyên môn có kiến thức quản lý kinh tế, hiểu biết pháp luật và thể lệ của ngành quy định.

Cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ đủ mạnh về lượng và chất để phát hiện mọi vấn đề tồn tại trong hoạt động ngân hàng nói chung, và hoạt động tín dụng nói riêng. Ngăn ngừa tiêu cực phát sinh, luôn luôn kiểm tra cơ sở, hạn chế và cảnh báo đối với cán bộ lợi dụng tham ô trong công tác tín dụng.

Việc kiểm tra tín dụng là biện pháp để chấn chỉnh các mặt nghiệp vụ phát sinh, tăng cường chất lượng tín dụng; trong thời gian đến tận dụng các giải pháp cụ thể:

- Kiểm tra việc phân loại khách hàng, thực hiện hạn mức tín dụng, quyền phán quyết cho vay.

- Kiểm toán tình hình kinh tế và tư cách khách hàng vay; phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng, phân tích các chỉ số để đánh giá khả năng trả

nợ. Đánh giá ý thức thanh toán của khách hàng như việc trả nợ gốc, lãi khi đến kỳ hạn.

- Kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay: tính đầy đủ, tính hợp pháp của hồ sơ bảo đảm tiền vay, viêc lưu giữ, bảo quản tài sản hay hồ sơ tài sản đảm bảo, việc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo định kỳ.

- Kiểm tra thực hiện quy trình cho vay và quy trình phê duyệt tín dụng: Quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân, theo dõi khoản vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, hạch toán, thu lãi, miễn giảm lãi.

- Kiểm tra việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro.

- Phân tích thực trạng dư nợ, đánh giá khả năng rủi ro của các khoản cho vay, đặc biệt là các món tín dụng lớn, những món vay được phân loại vào nhóm 4,5.

Căn cứ kết quả kiểm tra, đối chiếu với quy đinh, đề ra biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng kiểm tra. Qua đó, phát hiện, ngăn chặn các sai sót và gian lận trong quá trình thực thi nhiệm vụ của các bộ phận tác nghiệp; đánh giá hiệu quả điều hành và mức độ đảm bảo an toàn và biện pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thứ hai, về công tác đào tạo ngắn, trung và dài hạn nguồn lực tín dụng cho cán

bộ tín dụng của ngân hàng:

Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT tỉnh Phú Yên cần xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tiễn tại Chi nhánh. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức có sức khỏe là vấn đề đòi hỏi phải được coi trọng. Bên cạnh đó việc bố trí, phân công phù hợp với sở trường năng lực của cán bộ vào những vị trí, công việc, địa bàn sao cho phù hợp cũng là vấn đề đặt ra. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về năng lực và phẩm chất đạo đức phải có tầm nhìn chiến lược và đi đúng hướng mới đạt được thành công:

* Đối với công tác tuyển dụng:

- Thực hiện chế độ thi tuyển cán bộ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi gắn với các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước đồng thời chú trọng cả học vị,

năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, kiến thức xã hội, kỹ thuật chuyên ngành khác.

Trong điều kiện hoạt động kinh doanh hiện nay, để đạt được hiêu quả chất lượng hoạt động tín dụng và công việc không quá tải đối với cán bộ thực thi hoạt động này, Chi nhánh cần chú ý, kiến nghị NH ĐT&PT Việt Nam tăng biên chế cho lực lượng cán bộ viên chức đặc biệt là cán bộ tín dụng một cách hợp lý.

* Đối với công tác đào tạo:

- Chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ tín dụng, giáo dụcđạo đức kinh doanh đối với đội ngũ cán bộ tín dụng.

- Trước một nền kinh tế luôn phát triển không ngừng, vì vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng đáp ứng, theo kịp yêu cầu nhiệm vụ. Để có được đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi đòi hỏi phải thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ hàng năm đối với cán bộ tín dụng…; nhằm bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật khoa học công nghệ tiên tiến, phân tích xu hướng phát triển, đánh giá các báo biểu tài chính, nghiên cứu luật pháp, nghiên cứu thị trường, … Hàng năm, nên tổ chức cho cán bộ tín dụng đi học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng trong nước và nước ngoài hoặc mở những buổi hội thảo chuyên đề để cán bộ tín dụng trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và bổ sung kiến thức.

- Một trong những bất cập của cán bộ tín dụng ở Chi nhánh hiện nay chỉ được đào tạo về tài chính ngân hàng, không am tường những lĩnh vực khác vỗn dĩ là chuyên môn của ngân hàng. Vì vậy, khi thẩm định cho vay, cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn, thẩm định theo cảm tính, kết quả thẩm định không chuẩn xác. Do vậy, trong công tác xây dựng nguồn nhân lực, Chi nhánh cần chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng thêm cho cán bộ tín dụng những kiến thức chuyên ngành có liên quan như: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ…

Bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, Chi nhánh cũng nên thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng cho cán

bộ tín dụng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trách nhiệm công tác nhất là công tác thẩm định tín dụng. Chấn chỉnh tình trạng giám sát vốn vay thiếu chặt chẽ, làm sai lệch kết quả thẩm định, phản ánh không đúng thực trạng khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác xử lí nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w