Định hướng phát triển của vùng 1 Ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ Việt Nam (Trang 77 - 80)

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

8.3. Định hướng phát triển của vùng 1 Ngành nông – lâm – ngư nghiệp

8.3.1. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp

8.3.1.1. Ngành nông nghiệp

Đối với cây công nghiệp dài ngày: Hình thành các vùng chuyên canh cây cao su và cà phê với mục tiêu đáp ứng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Ngoài ra chú trọng phát triển cây điều, hồ tiêu, dâu tằm, cọ và gắn liền với công nghiệp chế biến.

Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: Mở rộng diện tích mía, đậu tương, thuốc lá, bông…

Đối với cây thực phẩm và chăn nuôi: Hình thành các vành đai thực phẩm, rau, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm xung quanh các thành phố lớn và trung tâm đô thị, công nghiệp.

8.3.1.2. Ngành lâm nghiệp

Tăng tỷ lệ che phủ của rừng tạo ra các lá phổi xanh cho các khu đô thị và các khu công nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan du lịch… Chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển đặc biệt là rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu; phát triển rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai.

Phủ xanh đất trống đồi trọc ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước.

8.3.1.3. Ngành ngư nghiệp

Tập trung đầu tư các phương tiện đánh bắt ngoài khơi tàu thuyền, phương tiện thông tin đi biển.

Xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là các thiết bị và phương tiện bảo quản nhằm bảo đảm chất lượng hải sản tươi sống, ướp lạnh xuất khẩu.

Xây dựng hệ thống cảng và các cơ sở dịch vụ nghề cá ỏ Côn Đảo, Vũng Tàu, Phan Thiết.

Phát triển nuôi tôm thâm canh, nuôi cá nước ngọt. Gắn đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản với công nghiệp chế biến. Nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở chế biến xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Phan Thiết, Phan Rang…

8.3.2. Ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp hướng vào sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao và các trang thiết bị cho các ngành kinh tế của vùng và của cả nước. Một số ngành công nghiệp chủ chốt của vùng là dầu khí, công nghiệp điện tử, cơ khí, tin học, luyện thép, hoá chất, dệt, may, da giầy, giấy, nhựa, sành sứ, thuỷ tinh, chế biến thực phẩm.

Phát triển các khu công nghiệp tập trung như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,…

8.3.3. Ngành dịch vụ

Phát triển các trung tâm thương mại tầm cỡ quốc tế, khu vực, quốc gia và vùngtại thành phố Hồ Chí Minh, Binh Dương và Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh. Xây dựng mạng lưới các chợ và siêu thị.

Phát triển du lịch theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với các trung tâm quan trọng hàng đầu là thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và một số trung tâm có tiềm năng như Phan Thiết, Tây Ninh…

CHƯƠNG 9

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ Việt Nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w