Ngành nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ Việt Nam (Trang 31 - 32)

- Phát huy thế mạnh cây chè tuy chất lượng không cao như chè vùng Đông Bắc nhưng phát triển công nghiệp chế biến chè đen xuất khẩu vì chè là cây có giá trị của vùng. Diện tích chè chiếm 10,25% diện tích chè trong cả nước năm1995, được trồng chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.

- Cây công nghiệp ngắn ngày nhiều nhất là mía. Ngoài ra còn có vùng bông Tô Hiệu - Sơn La; vùng đậu tương Sơn La, Lai Châu.

- Cây lương thực từng bước giảm diện tích lúa đồi, tăng diện tích lúa nước, xây dựng cánh đồng Mường Thanh, Bắc Yên, Văn Chấn... và phát triển ruộng bậc thang. Ngoài ra cây ngô là thế mạnh của vùng sản xuất lấy lương thực và thức ăn cho đàn gia súc lớn.

- Chăn nuôi của vùng có thế mạnh chăn nuôi bò sữa (Mộc Châu) do điều kiện sinh thái rất thích hợp. Tây Bắc là vùng chăn nuôi bò sữa lớn nhất nước ta.

3.2.1.1.2. Ngành lâm nghiệp

Do có sự đổi mới về chính sách cộng với sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, phong trào trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt phải kể đến các mô hình vườn rừng, vườn đồi kết hợp lấy gỗ với cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi khá thành công, gắn nông nghiệp với lâm nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.2.1.2. Ngành công nghiệp

Lớn nhất là thuỷ điện Sơn La đang tiến hành xây dựng, thứ hai là nhà máy thủy điện Hoà Bình, còn lại qui mô ngành công nghiệp trong vùng còn rất nhỏ bé. Công nghiệp chế biến nông sản đáng kể nhất là chế biến sữa Mộc Châu, chế biến chè Tam Đường. Các ngành công nghiệp địa phương như cơ khí sửa chữa, ngành tiểu thủ công nghiệp mây tre đan còn rất nhỏ bé.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ Việt Nam (Trang 31 - 32)