Định hướng phát triển kinh tế xã hội 1 Ngành nông, lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ Việt Nam (Trang 69 - 71)

VÙNG TÂY NGUYÊN

7.3.Định hướng phát triển kinh tế xã hội 1 Ngành nông, lâm nghiệp

7.3.1. Ngành nông, lâm nghiệp

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá dựa trên lợi thế của vùng về đất đai, khí hậu phát triển các vùng chuyên canh cây cà phê, hồ tiêu, cao su; cây ăn quả... Chú ý bảo vệ môi trường.

- Thực hiện đầu tư thâm canh, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và công nghiệp chế biến đáp ứng nhu cầu sản xuất, dân sinh và xuất khẩu.

- Phát triển cây lương thực, tiến tới xoá bỏ việc phá rừng làm nương rẫy. - Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, lấy chăn nuôi gia đình là chính. - Phát triển lâm nghiệp theo hướng tăng cường công tác bảo vệ, cải tạo tu bổ rừng tự nhiên hiện có nhất là rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Coi trọng lợi ích bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp với lợi ích lâm sinh.

7.3.2. Ngành công nghiệp

Chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ như chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm, vật liệu xây dựng, giấy, sành sứ, phát triển cơ khí sửa chữa; khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp. Từng bước đầu tư công nghệ đặc biệt là công nghiệp chế biến các sản phẩm của các vùng chuyên canh. Tập trung các ngành công nghiệp với qui mô thích hợp, ưu tiên việc ứng dụng công nghệ đòi hỏi ít vốn.

7.3.3. Ngành dịch vụ

Phát triển mạng lưới chợ nhằm mở rộng giao lưu hàng hoá. Chú trọng hướng dẫn và quản lý mạng lưới thương nghiệp để cung cấp và thu mua hàng hoá kịp thời cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc ít người. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông nhằm tạo động lực cho sản xuất. Xây dựng các trung tâm thương mại tại các thành phố, thị xã để trao đổi hàng hoá, giới thiệu sản phẩm hàng hoá với các vùng khác, với Lào, Thái Lan, Campuchia.

Xây dựng các khu du lịch Suối Vàng, Lác Thiện, Buôn Hồ... hình thành các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng với Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.

7.3.4. Hệ thống giáo dục và y tế

Nâng cao trình độ học vấn và nâng cao chất lượng của lực lượng lao động là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Chú trọng giữ gìn và phát huy các truyền thống, bản sắc dân tộc.

CHƯƠNG 8

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ Việt Nam (Trang 69 - 71)