NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
4.3.2. Phương pháp phát hiện các trở ngạ
4.3.2.1. Phương pháp PRA (partici patory Rapid Appraisal)
Hiện nay trên Thế giới người ta sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) để nghiên cứu hệ thống nông nghiệp.
PRA được ứng dụng để phân tích chung về một đề tài hoặc một vấn đề riêng biệt, đánh giá các nhu cầu, nghiên cứu tính khả thi, xác định và lập thứ tự ưu tiên cho các dự án, đánh giá dự án hoặc các chương trình. PRA là công cụ đắc lực cho các nghiên cứu hệ thống canh tác, hệ thống sinh thái môi trường và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Phương pháp PRA được đặc trưng bằng cách tiếp cận linh hoạt, nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng do các nhóm đa ngành hướng dẫn. Người tham gia thường là một nhóm liên ngành gồm các chuyên gia sinh thái, trồng trọt, kinh tế, chăn nuôi thú y và cán bộ nghiên cứu về văn hoá xã hội.
PRA là kỹ thuật phỏng vấn không định sẵn các câu hỏi nên không bị gò bó và ràng buộc bởi các câu hỏi khuôn mẫu. Đây là kỹ thuật phỏng vấn linh động và mềm dẻo. Trên cơ sở các vấn đề khai thác người phỏng vấn sẽ đặt những câu hỏi và phát triển các câu hỏi để đạt được
mang tính chất khám phá, số lượng câu hỏi không hạn chế, tuy nhiên không đạt câu hỏi mang tính gợi ý hoặc ép buộc.
Để đạt được mục tiêu trên người phỏng vấn sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán chính thức, kết hợp quan sát và đặt các tiêu thức điều tra phù hợp.
Trong phương pháp này người ta chia ra hai phương pháp nhỏ 4.3.2.1.1. Phương pháp không dùng phiếu điều tra:
Nội dung của phương pháp này là các nhà nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm của điểm nghiên cứu thông qua những cư dân tại chỗ, những quan sát, những dự kiến hiện có, những nguồn thông tin khác và những người am hiểu về sự việc nhất định hoặc các nhà nghiên cứu với nhau. Có 4 nguồn thông tin cần thu thập là:
1. Tài liệu từ những nghiên cứu trước có liên quan đến vùng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: biết được những thông tin này giúp nhà nghiên cứu xác định được những khó khăn trở ngại và đưa ra được các định hướng khảo sát sau này .
Ví dụ: Tài liệu nghiên cứu trước đây ở một vùng kế cận đã đưa ra những thông tin về các loại đất, địa hình, chế độ nước, việc sử dụng đất hiện tại, các yếu tố hạn ché tiềm năng, những thông tin về hệ thống canh tác hữu hiệu như cơ cấu cây trồng, nhu cầu lao động . . . những thông tin này rất có ý nghĩa giúp các nhà nghiên cứu có được những thông tin cần thiết để phác thảo ra các đặc điểm nông học và kinh tế xã hội cần nghiên cứu.
2. Các dữ kiện thứ cấp: bao gồm các số liệu khí tượng thuỷ văn, kinh tế, xã hội, các loại bản đồ . . qua đấy các nhà trồng trọt có thể đành giá tiểm năng về mặt sinh học hoặc kỹ thuật trồng trọt thích hợp cho một số loại cây trồng, các nhà sinh thái phân chia các tiểu vùng để lựa chọn địa điểm nghiên cứu, các nhà kinh tế phân chia các nhóm nông hộ có thể dựa vào tính chất giồng nhau như đất đai, khả năng tưới và tiêu nước, điều kiện kinh tế xã hội.
3. Quan sát tìm hiểu điểm:
Tìm hiểu điểm là cuộc đi khảo sát nông thôn để tìm hiểu vầ hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế xã hội qua đó thẩm định được điểm có phù hợp với yêu cầu nghiên cứu hay không, thường khi đi khảo sát nhóm nghiêm cứu cần nghiên cứu trước để khi đi khảo sát đã có những ý niệm ban đầu về điểm nghiên cứu tạo điều kiện đi sâu hơn về những vấn đề được phân công.
Nhiệm vụ của khảo sát nhiều nhưng trọng tâm hơn cả là việc phân chia chính xác các điều kiện sinh thái thông qua lộ trình điều tra, kết quả điều tra được ghi trên bản đồ căt lát. Trên bản đồ ghi rõ ranh giới của mỗi khu vực về sự thay đổi địa hình, cây trồng, loại đất, nguồn nước . . . cũng có thể kết hợp vẽ sơ đồ các cánh đồng, ghi chú cây trồng, mật độ, sâu bệnh, cỏ
dại, giống, ước tính năng suất, quan sát cảnh quan đồng ruộng như các máy móc công cụ, gia súc, lán trại . . . cùng những hạn chế trở ngại và những cơ hội triển vọng phát triển. Bản đồ cắt lát là một công cụ thông dụng trong việc mô tả hệ sinh thái nông nghiệp cũng như giúp hiểu được các hoạt động sản xuất chủ yếu trong vùng hay trong một nông trại riêng lẻ.
Sử dụng bản đồ mặt cắt để mô tả hoạt động sản xuất là bức tranh toàn cục của một vùng sản xuất hay một khu đất của nông hộ. Nhìn vào bản đồ người ta có thể hình dung được tất cả những hoạt động sản xuất của một gia đình hay một vùng đất. Là phương pháp giúp đánh giá nhanh chóng nông thôn thông qua các chỉ tiêu và khó khăn trở ngại và những cơ hội triển vọng.
4. Đo đếm trực tiếp:
Bằng những phương tiện hiện có có thể đo đếm trực tiếp các thông tin như độ cao, pH, năng suất. . .
4.3.2.1.2. Phương pháp có dùng phiếu điều tra:
Phương pháp này sử dụng với mục tiêu lâu dài nhằm phát triển nông nghiệp cho những vùng rộng.
Phiếu điều tra là một tập hợp câu hỏi in sẵn dùng để thu thập những dữ kiện có tính chất số lượng về tình trạng sản xuất của nông dân. Tuỳ thuộc mục đích sử dụng mà phiếu điều tra được thiết kế theo những thứ tự và nội dung thích hợp.
Phương pháp này có 4 bước thực hiện như sau:
1. Thảo câu hỏi: Ngôn ngữ dùng trong câu hỏi phải thật đơn giản và dễ hiểu để người được phỏng vấn có thể trả lời một cách tin cậy và chính xác. Những câu hỏi về kỹ thuật canh tác phải liên quan đến nơi nông dân sống và canh tác vì nông dân biết những gì xảy ra trên đồng ruộng họ hàng ngày.
Ví dụ: một số gợi ý khi nói chuyện với nông dân về nguyên nhân biến động năng suất và phương pháp sản xuất chủ yếu:
- Loại cây trồng nào hay mất mùa nhất trong những năm gần đây? - Năng suất thấp nhất mà anh chị còn nhớ là bao nhiêu?
- Năm nào vậy?
- Yếu tố nào làm năng suất thấp?
- Trong mùa vụ nào anh chị cho rằng có năng suất thấp?
- Khi gặp mất mùa, có định tìm nguồn lương thực khác hay kiểm tiền không?
- Diện tích đất đai của anh chị có thay đổi hàng năm? Năm nào ít đất nhất? Tại sao vậy? - Năm nào anh chị trồng nhiều diện tích hơn bình thường? Tại sao vậy?
Phương pháp canh tác?
- Cày bừa bao nhiêu lần? Làm thế nào? Có khi nào thay đổi phương pháp, trong trường hợp nào? Lần gần nhất khi nào, kết quả ra sao?
- Làm cỏ bao nhiêu lần, làm thế nào? Số lần làm cỏ có thay đổi từ năm này qua năm khác không? Yếu tố nào làm thay đổi số lần làm cỏ? Có khi nào thay đổi phương pháp làm cỏ, kết quả ra sao?
- Những vật tư, tiền vốn dùng cho sản xuất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh, thuê lao động, máy móc. . .) nơi mua, số lượng, giá cả, năm bắt đầu sử dụng.
2. Phỏng vấn thử:
Để chắc có được câu trả lời đáng tin cậy cần phải phỏng vấn thử, đi hỏi những người có quá trình học vấn, kinh nghiệm tương tự như người sẽ được phỏng vấn thực sự. So sánh các câu hỏi riêng từng cá nhân. Những câu hỏi có được câu trả lời giống nhau từ nhiều người được xem như đáng tin cậy và được dùng trong cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi có câu trả lời khác nhau hoặc không phù hợp phải loại bỏ hoặc cải tiến và thử lại.
3. Chọn người để phỏng vấn:
Chọn người để phỏng vấn càng cẩn thận thì tin tức thu được càng đáng tin và chính xác. Người được phỏng vấn càng am hiểu về vấn đề thì tin tức càng tốt. Thí dụ về kỹ thuật canh tác cần chọn những người lớn tuổi, có học, đã sống và trồng trọt tại địa phương hầu như cả đời họ. Những người này được giới thiệu bởi chính quyền địa phương, người lãnh đạo chính trị, cán bộ khuyến nông, nông dân địa phương.
Trường hợp chương trình nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng bao gồm nhiều làng xã và chúng ta không thể điều tra được hết các làng xã thì phải chọn làng xã điển hình.
Đạt được sự thoả thuận của người cung cấp thông tin rất quan trọng nếu muốn có tin tức chính xác và đáng tin. Nếu họ nghi ngờ không hợp tác thì sẽ dè dặt, không nói thật và có thể từ chối vì không chịu phí thời giờ để trả lời. Để tránh nghi ngờ và thiếu hợp tác cần giải thích về chương trình nghiên cứu cho nông dân và viên chức địa phương. Nếu họ hiểu được thì công việc sẽ dễ dàng. Thứ hai là cần có giấy giới thiệu của chính quyền cấp trên nêu rõ mục đích. Thứ ba là tiếp xúc với những nhân vật quan trọng tại địa phương trước khi thực hiện phỏng vấn, việc đó
tạo nên mối quan hệ tốt với công chúng. Cũng hữu ích nếu hẹn lịch cụ thể với những người được phỏng vấn như thế họ sẽ sắp xếp mà không phải bàn việc gì khác.
4. Tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi:
* Ưu, nhược điểm của phương pháp PRA
+ Ưu điểm:
- Thu thập xử lý thông tin nhanh chóng và thuận lợi
- Kết quả có thể sử dụng cho cả nghiên cứu và quản lý, lập kế hoạch
- Giúp khuyến khích sử dụng các kinh nghiệm truyền thống của địa phương - Thông tin đa dạng và phong phú được kiểm tra chéo nhiều lần
+ Nhược điểm:
- Thông tin không điển hình do chọn mẫu không đúng, hộ nông dân không đại diện cho các kiểu hộ
- Người phỏng vấn
- Địa điểm điều tra không điển hình về các điều kiện tự nhiên, sinh thái môi trường, sản xuất cây trồng, . . .
- Phỏng vấn quá nhanh dẫn đến hời hợt.
4.2.2.2 Phương pháp KIP(Key infor mant Panel)
KIP là phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người am hiểu về một chuyên đề nào đó, thường được sử dụng trong các công việc mô tả điểm nghiên cứu qua điều tra phỏng vấn.
KIP là một nhóm người am hiểu nhất về một chuyên đề nào đó, nó đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau với những đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau từ những tổ chức chính thức và không chính thức. Những người có thể tham gia nhóm KIP bao gồm: nông dân, nhà buôn, chủ ngân hàng, chủ nhiệm hợp tác xã, chính quyền xã, nhân viên khuyến nông địa phương . . .
Phương pháp KIP có khả năng cung cấp các dự kiện định tính và định lượng.
- Mô tả dân số bao gồm dân số từng ấp xã, phân bố độ tuổi và những chỉ tiêu khác về kinh tế xã hội. Nó cũng mô tả được các nhóm nghề nghiệp khác nhau của nhân khẩu trong hộ.
- Lịch sử phát triển của làng xã.
- Tình trạng kinh tế của đia phương bao gồm các phương tiện, nguồn thu nhập, thu nhập bình quân hàng tháng của các nhóm nông hộ khác nhau, việc canh tác và khả năng cung cấp lương thực, nợ vay và các nguồn tín dụng.
- Tình trạng học vấn, số trường học, trình độ học vấn của những người từ 15 tuổi trở lên, những phương tiện trong làng xã.
- Tình trạng y tế vệ sinh, các cơ sở phục vụ y tế.
- Bộ máy quản lý, chính quyền địa phương, các tổ chức tín dụng . . .
* Ưu nhược điểm của phương KIP
+ Ưu điểm:
- Giúp người tham gia tích cực hơn trong việc thu thập và phân tích dự kiến
- Tăng độ chính xác của thuật ngữ. Nếu chưa rõ những người tham gia có thể diễn tả từng phần đến khi có sự thống nhất cao.
- Tăng mẫu đại diện (có nhiều đối tượng tham gia) - Chi phí ít
+ Nhược điểm:
- Ý kiến cực đoan, ý kiến hay bị triệt tiêu do cần sự nhất trí
- Cần có người đủ trình độ suy nghĩ lẫn ăn nói, hạn chế bởi người có học cao hoặc địa vị. KIP cung cấp thông tin thiếu chính xác trong trường hợp thông tin không trực tiếp quan sát, cần đánh giá rõ, lối xử thế hoặc mối quan hệ xã hội.
Trong nghiên cứu kinh tế xã hội, KIP là một trong hai phương pháp thu thập dự kiến. KIP cung cấp số liệu chung để xác định những hạn chế trở ngại của làng xã, để thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc hoạch định phát triển, để thực hiện và đánh giá công việc.
4.3.2.3.Phương pháp SWOT
Đây là một trong các biện pháp thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin từ nông dân phục vụ cho việc mô tả điểm nghiên cứu. Phương pháp SWOT giúp nhóm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp hình dung rõ nét nhất về bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai của một cộng đồng, một làng xã hay ở cấp cao hơn.
Xác định được những điểm mạnh, mặt yếu, những triển vọng và rủi ro thường được sử dụng trong mô tả điểm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp.
Phương pháp SWOT là một hình thức xác định bối cảnh tình hình hiện tại và khả năng trong tương lai về mặt kinh tế xã hội cũng như về mặt sản xuất nông nghiệp của một cộng đồng, một làng xã.. ..Nó giúp cho nhóm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp hình dung rõ nhất, một cách toàn cục nhất bối cảnh hiện tại cũng như trơng tương lai.
Phân tích kết quả SWOT: Các thông tin cột mạnh biểu thị những gì nông dân hiện có, cột yếu phản ánh những nhu cầu và khó khăn. Cột triển vọng biểu thị những gì có thể làm được do chính nông dân và các cơ quan phát triển, trong khi những thách thức cho biết những khó khăn trở ngại có thể xảy ra trong tương lai nếu hiện tại không được liệt kê ra và nó có thể trong hoặc ngoài tầm kiểm soát của con người. Các thông tin đựơc cung cấp bởi phương pháp này thường có tính chất tổng quát và những kết quả khác nhau từ những nhóm công tác khác nhau thường được sử dụng để kiểm chứng các thông tin có sẵn, vì nguồn thông tin từ chính nông dân thường trên cơ sở những gì họ tự nhận biết về hiện tại và tương lai của họ.
Dùng phương pháp SWOT để đánh giá một dự án, một chương trình phát triển sản xuất khi người ta phân tích và so sánh hai kết quả SWOT của cùng một chuyên đề ở hai thời điểm khác nhau: khi bắt đầu và khi kết thúc dự án. Khi so sánh kết qủa ở hai giai đoạn khác nhau ta có thể đánh giá được mức tiến triển. Nếu kết quả tốt thì thông tin ở cột mạnh càng nhiều, ba cột kia bị ít đi. Hoặc nếu cột mạnh không nhiều hơn, nhưng chất lượng thay đổi từ thấp đến cao thì cũng được. Cho nên sự di chuyển thông tin từ cột này sang cột khác có thể giúp nhà nghiên cứu chẩn đoán chính xác những gì còn tồn tại, những gì được cải tiến, điều tương tự cũng xảy ra ở hai cột triển vọng và rủi ro, chỉ trừ khi rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người như mưa bão hay các thiên tai khác.
4.4. CHẨN ĐOÁN NHỮNG TRỞ NGẠI
Xác định trở ngại và nguyên nhân gây ra trở ngại rất cần thiết trong nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp là sự khác nhau giữa:
+ Hiện trạng sản xuất và tiềm năng ở điểm nghiên cứu. + Kỹ thuật đưa vào cải tiến và tình thế của nông hộ.
Bởi vậy, chẩn đoán để nhận ra trở ngại và chọn giải pháp thích hợp để cải tiến hệ thống