NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
4.6.2. Phân tích kinh tế toàn phần
Ngược lại với phân tích kinh tế từng phần khi chỉ có một thành phần kỹ thuật trong hệ thống được đánh giá thì phân tích kinh tế toàn phần được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của những hoạt động trong hệ thống nông nghiệp. Đối với hệ thống nông nghiệp hộ, phân tích
toàn phần được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của một cây trồng, vật nuôi, một mô hình sản xuất, một cơ cấu sản xuất hoặc toàn bộ hệ thống nông hộ.
Phân tích kinh tế toàn phần cũng giúp cho chúng ta phân tích nguyên nhân nào ảnh hưởng đến thu nhập của mô hình canh tác để từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận trong mô hình canh tác.
Để tiến hành phân tích kinh tế của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trong hệ thống nông hộ thì các số liệu về tổng chi phí và tổng thu phải được thu thập đầy đủ.
* Đối với hệ thống cây trồng, ta cần thu thập các số liệu sau đây:( Bảng: Tổng chi phí và
thu nhập cho từng công thức luân canh)
*Đối với hệ thống chăn nuôi ta cần thu thập các số liệu sau:
A: Tổng chi phí biến đổi bao gồm: - Chi phí về con giống, thức ăn
- Chi phí về thuốc thú y và dịch vụ thú y - Chi phí về lao động
- Các chi phí khác: điện, nước, vận chuyển hàng hóa, vật tư, thuế B: Tổng thu:
- Sản phẩm chính: thịt, trứng, sữa.
- Sản phẩm phụ: da, lông, xương, phân bón...
Bảng: Tổng chi phí và thu nhập cho từng công thức luân canh
Chỉ tiêu Cây trồng 1 Cây trồng 2 Cây trồng 3 Tổng số 1. Tổng chi 1.1. Lao động - Làm đất - Gieo trồng - Làm cỏ - Bón phân - Các chăm sóc khác - Thu hoạch 1.2. Sức kéo 1.3. Vật tư - Giống - Phân bón - Thuốc trừ sâu
2. Tổng thu 2.1. Năng suất 2.2. Giá bán
* Phân tích kinh tế của hệ thống nông hộ.
Trong phân tích kinh tế hệ thống nông hộ, chúng ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: + Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất:
- Tổng giá trị sản xuất (GO) - Giá trị gia tăng (VA)
- Thu nhập, thu nhập thuần (TN) + Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất