Lịch sử phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng: Hệ thống nông nghiệp (Trang 27 - 33)

HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

3.1.1.Lịch sử phát triển nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cổ nhất, có một lịch sử cách đây ít nhất 10.000 năm khi mà các bộ lạc nguyên thuỷ ở đầu thời kỳ đồ đá mới. Dân số mới chỉ có gần một triệu người sống rải rác trên các lục địa.

Các tác giả đưa ra nhiều cách phân chia sự phát triển nông nghiệp ra các giai đoạn theo các tiêu chuẩn khác nhau.

Theo Markov (1972) cho rằng yếu tố quyết định sự phát triển của nông nghiệp là công cụ lao động mà trước hết là công cụ làm đất. Căn cứ vào sự tiến bộ của công cụ làm đất, ông đã chia sự phát triển của nông nghiệp ra làm 5 giai đoạn sau:

+ Chọc lỗ bỏ hạt: Con người dùng một cái gậy đầu nhọn chọc đất thành lỗ để gieo hạt, xung quanh lỗ rễ cỏ còn nguyên. Cây trồng ở giai đoạn này còn hoang dại, quan hệ giữa cây trồng như ở đồng cỏ tự nhiên.

+ Dùng cuốc bằng đá, bằng đồng, bằng sắt. Đất được chọn kỹ hơn và xới tơi hơn, trừ được ohần nào về cỏ dại cũng như các mầm mống sâu bệnh. Cây trồng bắt đầu có sự chọn lựa nhân tạo, bắt đầu có quan hệ của cây trồng.

+ Cày gỗ: Đất được xới sâu hơn, tơi xốp hơn, rễ cỏ bị phá nhiều hơn. Một số cây trồng thực sự được cải tiến, có quá trình chọn lọc nhân tạo mạnh hơn. Quan hệ cây trồng trên đồng ruộng được xác lập.

+ Cày sắt: Nhờ công cụ này có lưỡi bằng sắt nên việc làm đất dạt năng suất lao động cao hơn, kỹ thuật làm đất được cải tiến nhiều hơn, công tác chọn tạo giống được phát triển, tuỳ theo yêu cầu về đất của từng loại cây trồng để sử dụng từng loại công cụ làm đất thích hợp. Quan hệ đồng ruộng điển hình.

+ Cày máy: Lúc này quá trình làm đất đạt mức độ hiện đại và việc tiến hành làm công tác chọn tạo giống cây trồng đạt ở trình độ cao và đáp ứng được thực tế sản xuất, tạo ra một nền kinh tế vững mạnh.

Tác giả Grigg (1974) cho rằng yếu tố quyết định các kiểu hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật, dân số. Trước thế kỷ XVII, dân số thế giới tăng chậm, sau đó bắt đầu tăng nhanh ở Châu Âu đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở lục địa này. Trước năm 1920, tốc độ tăng dân số ở Châu Âu và các vùng do người Châu Âu di cư đến như Bắc Mỹ, Châu Uc, Nam Phi, Nam Mỹ cao hơn ở Châu Á, Châu Phi. Sau năm 1920, tốc độ tăng dân số ở các nước đang phát triển mới vượt lên vì tỷ lệ chết giảm xuống. Sự phát triển buôn bán trong thế kỷ XIX cũng đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp ở các vùng mới di cư đến. Cuộc cách mạng nông nghiệp bắt đầu ở nuớc Anh và các nước Châu Âu, Châu Mỹ (luân canh cây trồng, bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, chọn giống trên cơ sở khoa học, cơ giới hoá sản xuất...)

Ta thấy rằng: áp lực dân số là động lực thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. Bởi trong suốt thời kỳ dài của lịch sử (cho tới thế kỷ thứ XIX) nền nông nghiệp thế giới tiến bộ rất chậm chạp. Sau đó với sự bùng nổ dân số thế giới, lúc đó mới có nhiều tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.

Các tác giả Dương Hồng Nhật, Cao Liêm, Trần Đức Viên chia lịch sử phát triển nông nghiệp ra làm 3 giai đoạn dựa trên cơ sở sự tác động của lao động sống, công cụ lao dộng và trí tuệ của con người vào thiên nhiên.

Giai đoạn 1: Nông nghiệp thô sơ Giai đoạn 2: Nông nghiệp thâm canh Giai đoạn 3: Nông nghiệp trí tuệ

3.1.1.1. Nông nghiệp thô sơ

Ơ giai đoạn này lấy lao động sống là chính. Đặc điểm của nông nghiệp thô sơ gắn liền với tự cung tự cấp, đầu tư thấp, khai thác tự nhiên là chủ yếu, hiệu quả sản xuất thấp. Giai đoạn này bắt đầu từ khi con người biết làm ruộng, chăn nuôi. Nông nghiệp bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng 14 - 15 ngàn năm, vào thời đại đồ đá giữa. Trong thời đại đồ đá cũ, loài người sống chủ yếu bằng săn bắn thú dại và lượm hái sản phẩm của cây dại. Hệ sinh thái nông nghiệp đầu tiên là hệ sinh thái cây cỏ, dần dần phân hóa thành cây trồng và cỏ dại thích ứng với điều kiện được tạo nên ở nương rẫy. Sau đấy hệ sinh thái phát triển dần.

Việc chuyển từ lượm hái và săn bắn sang trồng trọt và chăn nuôi được thực hiện lần đầu tiên ở đâu là một vấn đề còn được tranh luận. Trước đây, người ta vẫn quan niệm rằng nơi phát sinh nông nghiệp sớm là vùng Trung Cận Đông (bao gồm Ai Cập, Palestin, vùng Iran và Irắc, phần Nam của Trung Á). Vào khoảng thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nông nghiệp xuất

hiện ở vùng chân núi Tây Á. Có thể quá trình này cũng đồng thời xảy ra ở Ấn Độ và Trung Quốc (M.V.Markov, 1972).

Tuy vậy, giờ đây có một thuyết khác cho rằng trước khi có nền nông nghiệp “gieo hạt” nói trên, đã có một nền nông nghiệp “trồng củ” với những cây khoai sọ, khoai nước, khoai lang, khoai từ, khoai mài. Nền nông nghiệp “trồng củ” này xuất hiện đầu tiên ở Đông Nam Á. Theo Gorman (1969), các bằng chứng khảo cổ ở Thái Lan cho thấy có thể nông nghiệp đã xuất hiện ở đây vào khoảng 7000 - 9000 năm trước Công Nguyên. Theo Gorman (1977) thì không có giai đoạn “trồng củ” trước giai đoạn gieo hạt, chỉ có giai đoạn trồng trọt chăm sóc sơ khai xuất hiện cách đây khoảng 16.000 - 14.000 năm. Giai đoạn bắt đầu trồng củ ở chân đồi và trồng lúa ở đầm lầy cách đây 9.000 năm. Thực ra, hiện nay chưa phát hiện được di chỉ khảo cổ nào có vết tích của củ (có lẽ vì củ rất khó bảo quản). Các di chứng có vết tích của lúa trồng đáng tin cậy nhất cũng chỉ cách đây khoảng 5.000 năm (Chang, 1975), nhưng vẫn chậm hơn ở Tây Á.

Đào Thế Tuấn (1984) cho rằng, nông nghiệp “trồng củ” xuất hiện sau nông nghiệp “gieo hạt” vì việc trồng củ đòi hỏi trình độ thâm canh cao hơn gieo hạt như trồng lúa rẫy. Việc trồng củ của các dân tộc quẩn đảo Polynêsia đã đầu tư năng lượng gấp 4 lần lớn hơn trồng lúa rẫy ở Thái Lan và năng suất lớn hơn 3,7 lần.

Vùng Tây Á là nơi đầu tiên trồng lúa mì và đại mạch, đã nuôi cừu và dê vào khoảng 6.000 năm trước Công Nguyên.

Vùng Đông Nam Á là nơi đầu tiên trồng lúa nước, nuôi lợn và gà vào khoảng 3.000 năm trước Công Nguyên. Vùng Bắc Trung Mỹ bắt đầu trồng ngô vào khoảng 6.000 năm trước Công Nguyên, trồng đậu cô ve và bí đỏ 3.000 năm trước Công Nguyên, Nam Mỹ là nơi đầu tiên trồng sắn, lạc, khoai tây (Grigg, 1974).

Giai đoạn thứ nhất kết thúc khi con người phát minh ra máy hơi nước ở thế kỷ XVIII. Sau cuộc cách mạng này, sức người dồn vào cải tiến công cụ lao động, vật tư kỹ thuật nhờ công nghiệp cơ khí phát triển, sử dụng hóa chất và đầu tư năng lượng cao. Việc đổi mới công cụ lao động và tăng cường đầu tư vào nông nghiệp đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp chuyển sang giai đoạn thứ hai.

3.1.1.2. Nông nghiệp thâm canh

Đây là giai đoạn làm nông nghiệp với vật tư kỹ thuật phát triển và công cụ được cải tiến, giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn nông nghiệp cơ giới hoá. Nó bắt đầu từ thế kỷ XVIII đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Nông nghiệp trong thời kỳ này có những bước tiến nhảy vọt, lao động sống hoà vào vật tư, công cụ, lao động không ngừng được cải tiến. Con người ngày càng tăng cường việc đầu tư kỹ thuật và đổi mới công cụ, sản phẩm tạo ra ngày một nhiều. Đặc điểm của giai đoạn này gắn liền với cuộc cách mạng 5 hoá (cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, điện khí hoá, sinh học hoá). Năm “hoá” này mang tính chất bộ phận, giải quyết từng khâu về công cụ và vật tư lao động. Nhờ đó mà con người được nhân sức mạnh lên nhiều lần.

Nhưng do con người sử dụng quá nhiều năng lượng vật tư mà chủ yếu là năng lượng hoá thạch để tác động vào tự nhiên một cách dữ dội và thô bạo đã làm cho thiên nhiên chịu nhiều tổn thất. Thiên nhiên đã có những phản ứng trở lại làm vô hiệu hoá tác động phiến diện của con người và nhiều khi đã gây ra những hậu quả tai hại mà con người không thể kiểm soát được. Mặt khác do con người làm ô nhiễm môi trường sinh sống và sản xuất (đất, nước, không khí...) nên ngoài thiếu ăn, thiếu mặc, con người còn thiếu cả môi trường trong lành. Những phản ứng của tự nhiên đã buộc con người phải cân nhắc thận trọng hơn trong mọi hành động cư xử hàng ngày của họ với thiên nhiê. Mặt khác do con người làm ô nhiễm môi trưòng sinh sống và sản xuất (đất, nước, không khí...) nên ngoài thiếu ăn, thiếu mặc, con người còn thiếu cả môi trường trong lành. Những phản ứng của tự nhiên đã buộc con người phải cân nhắc thận trọng hơn trong mọi hành động cư xử hàng ngày của họ với thiên nhiên.

Trí tuệ

Thiên nhiên Con người Vật tư, công cụ

3.1.1.3. Nông nghiệp trí tuệ

Ơ giai đoạn này, con người sản xuất nông nghiệp phù hợp với các quy luật khách quan của tự nhiên, của các hệ sinh thái nông nghiệp, làm nông nghiệp chủ yếu và phổ biến là dựa vào trí tuệ để điều khiển sự hoạt động hài hoà của các hệ thống sản xuất nông nghiệp, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, khoa học kỹ thuật thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nhờ vậy mà con người thoát khỏi những bế tắc do nền nông nghiệp thâm canh gây ra. Con người tiến hành 5 hoá trên cơ sở trí tuệ để sử dụng công cụ, vật tư hợp lý chứ không để cho công cụ, vật tư chi phối như ở nền nông nghiệp thâm canh.

Để làm được nền nông nghiệp trí tuệ, phải xem xét lai tài nguyên, khí hậu, đất đai, con người... từ đó đưa ra được ngững đơn vị đất đảm bảo được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội giống nhau. Ứng với từng đơn vị đất ta được lựa chọn hệ thống sử dụng đất thích hợp cho hiện tại và tương lai.

Trí tuệ

Thiên nhiên Con người VẬT TƯ, CÔNG CỤ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở một số nước đã xuất hiện giai đoạn thứ ba của lịch sử phát triển nông nghiệp nhưng nhìn chung còn chưa rõ nét, thực tiễn còn chưa phổ biến, mới biểu hiện ở lý thuyết hệ thống cấu trúc, ở hệ sinh thái nông nghiệp...Đây là cái mà loài người phải hướng tới cho một cuộc sống ngày càng hoàn thiện hơn.

Harrison (1964) cũng cho rằng khởi đầu của nông nghiệp là sự săn bắn, hái lượm, sau đến nền nông nghiệp có tổ chức đi từ thấp đến cao dưới áp lực của sự gia tăng dân số. Các kết quả nghiên cứu của ông cho thấy số người cư trú trên một dặm vuông của các kiểu canh tác khác nhau như sau:

Hái lượm 2 người

Săn bắn và câu cá 2 người Trồng trọt đơn giản 1/2 - 50 người Chăn thả du mục 10- 100 người Trồng trọt tiến bộ 10- 100 người Điều này cho thấy, tốc độ phát triển nông nghiệp gắn liền với: - Sự tăng lên của dân số và quá trình di cư.

- Sự tăng lên về khả năng kiểm soát cây trồng và vật nuôi như kiểm soát về sinh sản từ chỗ sinh đẻ tự nhiên theo mùa với tỷ lệ sống thấp sang sinh sản quanh năm với tỷ lệ nuôi sống cao. Từ sinh sản theo kiểu cặp đôi bố mẹ sang kiểu sinh sản thụ tinh nhân tạo, ấp nhân tạo...kiểm soát tốt hơn về phòng chống dịch hại, từ chỗ các sinh vật phát triển tự điều chỉnh đến chỗ có sự can thiệp của con người để kích thích hay hạn chế số lượng của một loài nào đấy..., kiểm soát

TRÍ TUỆ

Thiên nhiên Con người Vật tư, công cụ

về dinh dưỡng cũng biến đổi từ chỗ lợi dụng điều kiện tự nhiên đến chỗ sản xuất thức ăn nhân tạo....

- Sự tăng lên về khả năng sử dụng điều kiện tự nhiên như sử dụng sức gió, sức nước để xay bột, bơm nước, phát điện, chạy động cơ...., sử dụng sức kéo động vật đến chế tạo máy kéo, ô tô, tìm kiếm ra các loại nguyên liệu mới....

- Về xã hội từ chỗ tự cấp, tự túc đến chỗ có thừa để bán và phân hóa thành dân nông nghiệp và dân phi nông nghiệp, những người làm nông nghiệp ít dần đi và diện phi nông nghiệp tăng dần lên.

* Sự phát triển nông nghiệp ở giai đoạn sau:

Đây là giai đoạn xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững trên quan điểm sinh thái, quan điểm hệ thống với việc sử dụng khôn khéo các nguồn lợi tự nhiên, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay vấn đề đặt ra cho nông nghiệp không thống nhất là ở chỗ thiết kế thông minh, sing vật được sử dụng với kế hoạch hoá tốt hơn, dùng nguồn năng lượng rẻ tiền hơn, để làm được theo hướng trên cần giải quyết:

+ Vấn đề lai tạo giống cây trồng, vật nuôi cũng đi theo hướng đạt hiệu quả kinh tế và sinh cao hơn, phải xem học đây là cơ sở của nông nghiệp.

+ Vấn đề tăng mức đầu tư như phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng chúng hợp ly’, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường... đây là hướng quan trọng, nó góp phần tạo ra sự biến đổi về năng suất cây trồng với tốc độ cao.

+ Vấn đề năng lượng hiện nay được nghiên cứu nhiều là năng lượng rẻ tiền, không (hoặc ít) phế thải, có khả năng tái tạo nhưng không làm giảm sản phẩm lương thực trên một đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Hệ thống nông nghiệp (Trang 27 - 33)