PHÂN TÍCH KINH TẾ HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP 1 Phân tích kinh tế từng phần

Một phần của tài liệu Bài giảng: Hệ thống nông nghiệp (Trang 64 - 65)

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP

4.6. PHÂN TÍCH KINH TẾ HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP 1 Phân tích kinh tế từng phần

4.6.1. Phân tích kinh tế từng phần

Đánh giá cụ thể từng họat động và cá thể trong hệ thống nông nghiệp được dùng để ước tính khả năng lợi nhuận của những thay đổi nhỏ tương ứng trong hệ thống nông trại hiện tại. Thường thường đó là một phân tích cận biên để chỉ ra sự tăng hay giảm thực trong tổng lợi nhuận cận biên từ sự thay đổi đó.

Đánh giá cụ thể từng hoạt động đặc biệt phù hợp để đánh giá hệ thống nông nghiệp trong trường hợp:

- Xác định hiệu quả kinh tế của sự thay đổi trong phương pháp sản xuất của một hoạt động.

- Mức độ hiệu quả kinh tế nhất khi bổ sung hoặc thay thế một giống cây trồng hay loài vật mới.

Qua phân tích này sẽ ước lượng được sự thay đổi chi phí và lợi tức của một số yếu tố kỹ thuật trong hệ thống và thường được ứng dụng trên những thí nghiệm do cán bộ nghiên cứu thực hiện hoặc để so sánh kỹ thuật mới với kỹ thuật hiện có của người nông dân.

Khi phân tích, người nghiên cứu cần xác định rõ phần đạt được và phần mất đi khi đưa kỹ thuật mới vào trong nghiên cứu thành phần kỹ thuật của hệ thống.

Đánh giá cụ thể từng hoạt động bao gồm sự so sánh 4 tập hợp dữ kiện:

Các chi phí Các lợi ích

(A) Các chi phí bổ sung (C) Các chi phí tiết kiệm được (B) Doanh thu được dự báo trước (D) Doanh thu bổ sung

(A+B) (C+D)

A: Các chi phí bổ sung ước tính xảy ra do chấp nhận sự thay đổi đó. B: Doanh thu được dự báo sẽ mất đi do chấp nhận sự thay đổi đó. C: Các chi phí ước tính tiết kiệm được

D: Doanh thu bổ sung khi chấp nhận sự thay đổi.

Ví dụ: Đánh giá kinh tế của việc làm cỏ so với tập quán không làm cỏ của nông dân ở lúa cấy:

+ Chi phí phải thêm vào:

- Lao động làm cỏ: 100$ - Lao động thu hoạch tăng lên 25$ + Lợi nhuận bị giảm: 0 * Phần đạt được:

+ Năng suất tăng lên: 500$ + Giảm được chi phí 0

Thay đổi lợi nhuận được ước lượng: 500$-100$-25$ = 375$

Qua phân tích trên, ước lượng thay đổi lợi nhuận ròng của sự thay đổi từ không làm cỏ sang làm cỏ ở lúa cấy cho ta thấy rằng:

- Phần mất đi bao gồm: chi phí phải trả 100$ cho việc mướn lao động làm cỏ và 25$ để trả công thu hoạch khi năng suất lúa được tăng lên do làm cỏ.

- Phần đạt được: do có làm cỏ, năng suất được tăng lên và lợi nhuận được tăng lên bởi tăng năng suất lúa có giá trị 500$. Do vậy ước tính lợi nhuận ròng là 375$ do đầu tư.

Phân tích kinh tế từng phần cũng được áp dụng để tính hiệu quả kinh tế nhất của các thí nghiệm với nhiều nghiệm thức, thí dụ thí nghiệm phân bón. Để phân tích, các bước tiến hành như sau:

+ Liệt kê các nghiệm thức thí nghiệm theo mức độ tăng chi phí đầu tư.

+ Trên từng mỗi cặp nghiệm thức, đo lường sự tăng lên về chi phí và lợi nhuận. + Tính toán tỷ lệ lợi nhuận và đầu tư (MRR)

Sự tăng lên trong lợi nhuận

MRR= *100

Sự tăng lên trong chi phí

+ Ước lượng mức độ lợi nhuận, lỗ hay lãi đạt được

Qua so sánh giữa MRR và giá trị mức độ tối thiểu để đầu tư còn có lợi thì thường được ước lượng lợi nhuận tối thiểu phải từ 50-100%

Một phần của tài liệu Bài giảng: Hệ thống nông nghiệp (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w