ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Bài giảng: Hệ thống nông nghiệp (Trang 49 - 50)

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP

4.1. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP

4.1. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP

4.1.1. Đối tượng

Hệ thống nông nghiệp là hệ thống thức bậc được lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm các yếu tố sinh thái, kinh tế và con người từ phạm vi cánh đồng đến nông trại, vùng, quốc gia và thế giới. Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp là sự kết hợp nghiên cứu phát triển kỹ thuật nông nghiệp vi mô ở mức nông hộ với nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp vĩ mô ở mức độ vùng, quốc gia và thế giới. Theo xu hướng nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn tại các nước đang phát triển trên thế giới hiện nay đều tập trung vào vấn đề sản xuất của các nông hộ nhỏ.

Do đó, đối tượng nghiên cứu chính của chương trình nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp là hệ thống nông hộ. Hệ thống nông hộ có 3 thành phần cơ bản:

- Hộ gia đình

- Đất đai, chuồng trại và các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi - Các hoạt động phi nông nghiệp.

4.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu lâu dài là nhằm phát triển cả hệ thống nông hộ và cộng đồng thôn xã trên cơ sở ổn định sản xuất về lâu dài.

Mục tiêu trước mắt là nhằm cải thiện, tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông hộ để nâng cao mức sống, phúc lợi, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của nông hộ.

4.1.3. Nội dung nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp

- Điều tra, phân tích các điều kiện sản xuất và các điều kiện môi trường tác động đến hoạt động sản xuất của nông hộ và cộng đồng.

- Phát hiện các vấn đề tồn tại, hạn chế đến phát triển sản xuất của các nông hộ, phát hiện các nguồn tiềm năng sẵn có, các kinh nghiệm sản xuất, tập quán sản xuất của nông hộ và cộng đồng để làm cơ sở cho dự án sản xuất mới.

- Lập các dự án mới (tiến bộ kỹ thuật mới, chính sách mới) nhằm cải thiện hoặc thay đổi những hoạt động sản xuất cũ kém hiệu quả

- Xây dựng các thực nghiệm đồng ruộng, các mô hình sản xuất, phát triển các ngành nghề mới, các hoạt động ngoài nông nghiệp, phân tích điều tra hiệu quả của các dự án phát triển sản xuất mới.

- Triển khai các thực nghiệm, mô hình sản xuất có kết quả để phát triển sản xuất cho cả khu vực.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Hệ thống nông nghiệp (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w