Hồ Chí Minh: Toàn tập Tập 4 Sđd, tr 246.

Một phần của tài liệu VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9-1945 - 12-1946) (Trang 46 - 47)

III- Đấu tranh chống ngoại xâm vàn ội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

1.Hồ Chí Minh: Toàn tập Tập 4 Sđd, tr 246.

Pari như chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị, mà là Phôngtenrlơblô (Fontaínebleau), cách Pari 60 km, "để lẩn tránh những áp lực của dư luận báo chí và của những giới khác mà Sài Gòn, các cơ quan dân sự và bạn bè của họ hết sức kinh sợ”1. Đoàn Việt Nam gồm có: Phạm Văn Đồng (Trưởng đoàn) và các thành viên: Phan Anh, Trịnh Văn Bính, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Bưu Hội, Huỳnh Thiện Lộc, Dương Bạch Mai, Chu Bá Phượng, Đặng Phúc Thông, Phạm Khắc Hoè, Hoàng Minh Giám. Ngoài ra là các chuyên viên: Nguyễn Đệ, Hoàng Văn Đức, Vũ Trọng Khánh, Hồ Đắc Liên, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Đắc Khê.

Đoàn Pháp gồm có: Mác Ăngđrê (Trưởng đoàn), Giuygla (Juglas), Lôdơrây (Lozeray), Bôđê (Baudet), Xalăng, Bácgio (Barjot), Pinhông, Tôren (Torel), Rivê (Rivet), Métxme, Gônông (Gonon), Buốcgoanh, Đacxy (D'Arcy), Gaê (Gayet), Buxkê (Bousquet).

Ngay trong phiên khai mạc (6-7), Trưởng phái đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng đã kịch liệt phản đối việc thành lập chính phủ Nam Kì tự trị và các hoạt động vi phạm Hiệp định sơ bộ

của quân Pháp ở Việt Nam, đặc biệt là việc chiếm vùng Tây Nguyên và việc quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng ngôi nhà nguyên là Phủ Toàn quyền, nơi viên Tổng chỉ huy quân Tưởng vừa rút đi ngay giữa thủđô Hà Nội.

Ngày 7-7-1946, Hội nghị đưa ra một chương trình nghị sự

gồm 5 điểm:

- Sự gia nhập của Việt Nam vào khối Liên hiệp Pháp và những mối quan hệ ngoại giao của nó với nước ngoài;

- Dự thảo thành lập Liên bang Đông Dương;

- Vấn đề thống nhất ba kì và trung cầu dân ý tại Nam Kì; - Những vấn đề kinh tế,

Một phần của tài liệu VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9-1945 - 12-1946) (Trang 46 - 47)