III- Đấu tranh chống ngoại xâm vàn ội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
1. Philippe Devillers: Paris SaiGon HaN ội Hoàng Hữu Đàn dịch Tà
liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944 - 1947. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, tr. 159.
2.2. Văn kiệnquân sự của Đảng 1945 - I950. NXB QĐND. Hà Nội 1976, tr. 33. 33.
hãm ta vào tình thế cô độc, buộc ta phải đánh nhiều kẻ thù một lúc..."1. Bản Chỉ thị nhấn mạnh: "Vấn đề lúc này không phải là muốn hay không muốn đánh Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng..."2.
Nếu chấp nhận cuộc chiến đấu với Pháp lúc này, chúng ta sẽ
gặp nhiều bất lợi lớn. Về chính trị, ta có khó khăn vì hoạt động chia rẽ của bọn phản động. Về quân sự, Pháp có thêm lực lượng và chiếm được nhiều nơi; cuộc kháng chiến ở Nam Bộ gặp khó khăn. Về kinh tế, vấn đề tiếp tế lương thực không bảo đảm. Về
quốc tế, Liên Xô và các lực lượng dân chủ chưa có điều kiện trực tiếp giúp ta...
Chấp nhận hoà hoãn, nhân nhượng với Pháp cũng có những bất lợi khác: Thực dân Pháp lợi dụng hoà hoãn để phát triển lực lượng và sau đó bội ước đánh ta. Bọn phản động lợi dụng việc kí kết mà vu cáo ta là "bán nước". Nhưng thực hiện giải pháp này, ta sẽ phá tan được âm mưu của Tưởng và tay sai đẩy ta vào thế bị cô lập; đồng thời giành được thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
Ngày 5-3-1946, Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (tại làng Canh, Hà Đông) nhất trí tán thành chủ
trương Hoà để tiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Chiều 6-3-1946, sau nhiều lần thương lượng, tại ngôi nhà 38 Lý Thái Tổ (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G. Xanhtơni (J.sainteny) - đại diện Chính phủ Cộng hoà Pháp bản Hiệp định Sơ bộ, đặt cơ sở cho cuộc đàm phán giữa hai bên đểđi đến một hiệp định chính thức.
Theo Hiệp định Sơ bộ:
Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do trong khối Liên hiệp Pháp; có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Sự thống nhất đất nước sẽ do trưng cầu dân ý quyết định.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào thay thế Tưởng. Số quân này phải đóng ở những nơi do hai bên thống nhất quy định và sẽ rút khỏi Việt Nam trong 5 năm, mỗi năm rút 1/5 số quân.
- Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí. Các cuộc
đàm phán tiếp theo sẽ được tiến hành tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc Pari.
Kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, tạm thời hoà hoãn với Pháp, ta
đã tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc; tạo thêm một cơ sở pháp lí buộc quân Tưởng phải nhanh chóng rút khỏi miền Bắc nước ta; bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách vì mất chỗ dựa nên phần lớn bị tan rã hoặc chạy theo quân Tưởng; chúng ta có thêm thời gian hoà bình cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, phát triển lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau. Đặc biệt, đối với miền Nam - nơi mà cuộc kháng chiến đang đứng trước những thử thách gay gắt - Hiệp
định Sơ bộ tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến trở lại bám trụ thôn, xã, tạo thế và lực để cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ, việc kí Hiệp
định Sơ bộ - trong hoàn cảnh lúc đó - là một chủ trương cứu nước duy nhất đúng, "một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự
nhân nhượng có nguyên tắc"1.
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, Chính phủ và nhân dân
1. Lê Duẩn: "Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới ". NXB Sự Thật, Hà Nội. 1970, tr.31. hội, tiến lên giành thắng lợi mới ". NXB Sự Thật, Hà Nội. 1970, tr.31.
Việt Nam thi hành nghiêm chỉnh mọi điều khoản đã kí kết. Ngày 8-3- 1946, Chính phủ ban hành Nghiêm lệnh: "Chính phủ
hạ lệnh cho toàn thể nhân dân và bộ đội phải giúp đỡ cho quân
đội Trung Hoa, trong lúc quân đội Trung Hoa thoái triệt. Ai xâm phạm đến tính mạng, tài sản của quân đội Trung Hoa sẽ bị
nghiêm trị"1. Ngày 9-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị Hoà để tiến, vạch rõ lí do vì sao ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ và đề ra những việc cần làm sau khi Hiệp định
được kí kết:
1- Giải thích ý nghĩa Hiệp định, chống mọi nhận thức và tư
tưởng sai lệch đối với việc kí kết.
2- Chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đề phòng Pháp bội ước. 3- Đấu tranh với Tưởng, đề phòng chúng cố tình kéo dài thời hạn đóng quân trên miền Bắc.
4- Đề phòng các đảng phái phản động xuyên tạc và phá hoại. 5- Chỉ đạo miền Nam gây dựng lại cơ sởđã mất và cổ động phong trào đòi thống nhất Bắc - Trung - Nam.
Trong khi đó, thực dân Pháp sớm lộ rõ dã tâm phá hoại Hiệp
định. Ngày 9-3-1946, quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng và đóng trái phép ở Bến Bính. Ngày 27-3-1946, quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng trụ sở Bộ Tài chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hà Nội; đồng thời cho xe chạy khắp các phố, gây xô xát và cướp bóc tài sản của nhân dân... Ở miền Nam, thực dân Pháp không những không ngừng bắn, mà còn tiếp tục cho quân càn quét, đánh úp nhiều vị trí của bộ đội Việt Nam ở Đồng Tháp Mười, Bình Thuận, Phan Rang... Tháng 6-1946, chúng huy động 5.000 quân có xe tăng và máy bay yểm trợ đánh chiếm Tây Nguyên. Với ý đồ tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, thực dân Pháp thành lập Chính phủ Nam Kì tự trị (l-6-1946) do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu.