Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc (trước ngày 6-3-1946)

Một phần của tài liệu VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9-1945 - 12-1946) (Trang 27 - 28)

III- Đấu tranh chống ngoại xâm vàn ội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

1- Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc (trước ngày 6-3-1946)

với quân Tưởng ở miền Bắc (trước ngày 6-3-1946)

a) Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam

Đúng như dựđoán của Đảng tại Hội nghị Tân Trào (từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945), âm mưu trở lại xâm lược của thực dân Pháp dần dần trở thành một thực tếở miền Nam nước ta.

Sau vụ khiêu khích của quân Pháp ngày 2-9-1945, Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân lâm thời Nam Bộ nhận định: âm mưu xâm lược của Pháp đã rõ ràng. Những biện pháp đối phó trước mắt và chuẩn bị kháng chiến được xúc tiến khẩn trương: cải tổ Uỷ

ban nhân dân lâm thời, thành lập Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, tổ chức hơn 300 đội xung phong công đoàn, đưa phần lớn lực lượng vũ trang ra ngoài thành phố, tổ chức hàng chục vị trí chiến dấu ở các điểm xung yếu nội thành; tháo gỡ và di chuyển máy móc, phương tiện vật chất lên các chiến khu...

Đêm 22 rạng 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quận Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mởđầu cuộc chiến tranh xâm

lược nước ta lần thứ hai.

Trước tình hình đó, sáng 23-9, Xứ ủy và Uỷ ban nhân dân Nam Bộ họp tại đường Cây Mai - Chợ Lớn1 quyết định phát

động nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Quyết định của Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân Nam Bộđã được Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tán thành và quyết tâm lãnh đạo, tổ chức lực lượng cả nước chi viện mọi mặt cho cuộc kháng chiến.

Giữ vững lời ThềĐộc lập, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, với vũ khí chủ yếu là gậy tầm vông, cùng nhân dân Nam bộđã anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Các chiến sĩ lực lượng vũ trang của ta đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn, đánh kho tàng, phá nhà giam...

Suốt hạ tuần tháng 9-1945, các trận đánh liên tiếp diễn ra ở

khu Tân Định, Cầu Muối, Cầu Lái Thiêu... Phối hợp chặt chẽ

với các cuộc chiến đấu của lực lượng vũ trang, nhân dân Sài Gòn đã triệt nguồn tiếp tế của địch, dựng chướng ngại vật và chiến luỹ trên đường phố. Giường, tủ, bàn, ghế và tất cả những thứ gì có thể ngăn cản được bước tiến của quân thù đều được ném ra mặt đường. Nhiều cây to trên dọc các đường phố được

đốn chặt, hình thành những vật chướng ngại.

Chỉ trong vòng một tuần lễ, cuộc chiến đấu cửa quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã đẩy địch vào tình trạng khó khăn: 138 xí nghiệp và công sở lớn, 22 kho tàng, 4 chợ, 30 tàu lớn, 51 tàu nhỏ, 200 xe hơi và một số cầu bị đốt phá. Gần 300 tên giặc bị

tiêu diệt2. Sau 8 ngày gây hấn, thực dân Pháp chỉ chiếm đóng

được các vị trí, công sở then chết ở khu vực trung tâm thành phố. Phạm. vi kiểm soát của địch bị thu hẹp. Cả thành phố

Một phần của tài liệu VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9-1945 - 12-1946) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)