Trong phiên họp đầu tiên ngày 3-9-1945, ngoài việc bàn biện pháp chống "giặc đói", Chính phủ lâm thời còn bàn biện pháp chống (giặc dốt). Chống "giặc dốt", xoá nạn mù chữ là nhiệm vụ
văn hoá - giáo dục, nhưng có ý nghĩa chính trị sâu sắc, bảo đảm cho người lao động có điều kiện phát huy được vai trò làm chủ, tham gia quản lí đất nước có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Muốn giữ vững nền độc lập, làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc biết viết chữ quốc ngữ..."1.
Chỉ một tuần lễ sau khi tuyên bố nền độc lập của nước nhà, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ chuyên lo việc chống "giặc dốt" và Người đứng ra phát động phong trào xoá nạn mù chữ trong toàn quốc.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, các lớp bình dân học vụ được tổ chức ở khắp nơi, lôi cuốn từ em nhỏ đến các cụ già 70, 80 tuổi Truyền thống hiếu học của dân tộc được phát huy. Trong vòng một năm, từ ngày 8-9-1945 đến ngày 8-9-1946, trên toàn quốc đã tổ chức được 75.805 lớp học với hơn 97.664 giáo viên và đã xoá mù chữ cho 2.520.673 người. Các trường phổ
thông và đại học cũng được khai giảng nhằm đào tạo những công dân và cán bộ trung thành, có năng lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ kháng chiến - kiến quốc. Trong năm học 1945 - 1946, riêng Bắc Bộ và Trung Bộđã mởđược 5.654 trường tiểu học. Ở
bậc đại học và cao đẳng, cùng với các trường Đại học Y khoa, Dược khoa, Cao đẳng Kĩ thuật, Cao đẳng Công chính, Cao đẳng Canh nông - Thú y, Bộ Giáo dục cho mở thêm Trường Đại học