III- Đấu tranh chống ngoại xâm vàn ội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
1. Viện sử học: Lịch sử Việt Nam (9/194 5 l950) Sđd, tr 70.
Một trong những nội dung quan trọng đấu tranh buộc Pháp phải tôn trọng Hiệp định Sơ bộ là đòi họ mở cuộc đàm phán chính thức tại Pari. Ngược lại, thực dân Pháp tìm mọi cách trì hoãn. Ta càng thấy rõ lập trường thực dân xâm lược của giới phản động Pháp, nhưng vẫn kiên trì đấu tranh tiến tới cuộc đàm phán chính thức.
Ngày 24-3-1946, trên tàu chân Êmin Béctanh (Emile Bertin) neo tại vịnh Hạ Long đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ
Chí Minh với Đô đốc Đácgiăngliơ. Cùng dự hội đàm, về phía Việt Nam còn có Hoàng Minh Giám và Nguyễn Tường Tam; về
phía Pháp có Tướng Lơclec, Xanhtơni và một số trợ lí của
Đácgiăngliơ. Sau nhiều lần trao đổi, hai bên đã thoả thuận công bố một bản thông cáo gồm ba điểm chủ yếu:
1- Vào thột thời điểm càng gần mà các điều kiện quá cảnh cho phép, nghĩa là trong nửa đầu tháng tư, một phái đoàn hữu nghị gồm 10 nghị sĩ Việt Nam đi Pari mang tới Quốc hội lập hiến Pháp lời chào anh em của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
2- Cũng vào thời điểm đó sẽ tiến hành tại Đà Lạt một hội nghị trù bị giữa một bên là một đoàn đại biểu Pháp gồm 12 thành viên dưới sự chủ trì của cao uỷ Pháp tại Đông Dương và một bên là một đoàn đại biểu gồm 12 thành viên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc người đại diện;
3- Cuộc hội nghị trù bịđó sẽ hoàn thành công việc của mình
để một đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể
lên đường trong thời hạn ngắn nhất, nghĩa là trong nửa cuối tháng năm để các cuộc thương lượng cuối cùng chính thức có thể tiến hành tại Pari.
Ngày 16-4-1946, phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phạm Văn Đồng dẫn đầu lên đường sang thăm nước Pháp theo tinh thần của thông cáo về nội dung cuộc hội
Ngày 19-4-1946, Hội nghị trù bịĐà Lạt khai mạc1. Hội nghị
thành lập 4 uỷ ban. Trong mỗi uỷ ban, mỗi bên đặt một số
người, phái biện và cố vấn; mỗi bên cử một chủ tịch để lần lượt chủ toạ các buổi thảo luận. Uỷ ban Chính trị, do Hoàng Xuân Hãn, Métxme (Messmer) làm Chủ tịch; Uỷ ban Kinh tế - Tài chính, do Trịnh Văn Bính và Buốcgoanh (Bourgoin) làm Chủ
tịch; Uỷ ban Quân sự, do Võ Nguyên Giáp và Mác ăngđrê (Max André) làm Chủ tịch; Uỷ ban Văn hoá, do Nguyễn Mạnh Tường, Guru (Gourou) làm Chủ tịch.
Hội nghị đã tiến hành khẩn trương. Ngoài những phiên họp toàn thể, những phiên họp ở các uỷ ban, còn có nhiều cuộc trao
đổi ngoài hành lang... Tuy vậy, trên tất cả các vấn đề được đặt ra, cuộc đàm phán hầu như không tiến triển. Ngoài những cuộc tranh luận gay gắt tại Uỷ ban Chính trị, ở tất cả các Uỷ ban Quân sự, Kinh tế, Văn hoá đều có những cuộc tranh cãi giằng co2.
Về kinh tế, ta chủ trương giữ vững những quyền lợi kinh tế
cơ bản của ta, bảo đảm điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển, đồng thời có những nhân nhượng nhất định đối với quyền lợi kinh tế Pháp ởĐông Dương. Những vấn đềđược đặt ra trong