Các yếu tố ảnh hưởng tới phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 43 - 49)

III. Kết quả thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay 1 Thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án.

vay và hiệu quả của dự án.

2.1 Nhận xét đánh giá về quy hoạch, địa điểm, quy mô, công suất, thiết bị và hình thức đầu tư

a. Về quy hoạch: Tại Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể:Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 25.8% năm, phấn đấu đạt cơ cấu 30% GDP, phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung hoàn thiện và khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tập trung phát triển các nghành công nghiệp sành, sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may và phụ trợ…ưu tiên các dự án có quy mô lớn. Dự án đầu tư xây dưng nhà máy kéo sợi Đại cường 8.700 tấn/năm là dự án sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nghành dệt, có quy mô tương đối lớn, được xây dựng trong khu công nghiệp vì vậy dự án này phù

hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của ngành, của địa phương và các chính sách phát triển kinh tế của đát nước.

b. Về địa điểm: Dự án được đầu tư tại khu công nghiệp Tiền Hải - Huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình. Mặt bằng thực hiện dự án rộng 50.725m2 đã được UBND tỉnh TháI Bình đồng ý cho Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường thuê tại công văn số 1822/UBND-CN ngày 23/11/2007 và văn bản số:253/UBND-CN ngày 27/02/2008. Việc thực hiện dự án có nhiều thuận lợi do vị trí xây dựng đã được quy hoạch tập trung phát triển thành khu công nghiệp. Khu công nghiệp này đã dược đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, nước, hệ thống đường giao thông.

c. Về quy mô công suất: Căn cứ vào năng lực quản lý của Chủ đầu tư, căn cứ vào khả năng tài chính, căn cứ vào mối quan hệ bạn hàng,khả năng tiêu thụ sản phẩm của các dự án đã đầu tư, chủ đầu tư lựa chọn phương án đầu tư xây dưng mới nhà máy kéo sợi công suất 8.700 tấn/năm với tổng mức đầu tư dự kiến: 473.861 triệu đồng là phù hợp.

d. Về phương diện kỹ thuật:

* Về lựa chọn công nghệ: Hiện tại trên thế giới việc sản xuất sợi có thể được thực hiện bởi nhiều loại công nghệ khác nhau như kéo sợi nồi cọc, kéo sợi khí nén…mỗi loại công nghệ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên để phù hợp với loại sợi mà công ty dự kiến sản xuất công ty lưa chọn công nghệ kéo sợi nồi cọc là hợp lý.

Sơ đồ công nghệ sản xuất chính:

Sản phẩm chính của dự án là sản xuất sợi cotton, sợi pha bông CT, sợi PE: - Dây chuyền kéo sợi cotton:

Cung bông – Chải thô - Ghép sơ bộ – Ghép làm đều – Sợi thô - Sợi con - Đánh ống.

Dây chuyền kéo sợi pha bông T/C;

Ghép trộn (bông+ xơ PE) – Làm đều 1 – Làm đều 2 – Kéo sợi thô - Kéo sợi con - Đánh ống.

Dây chuyền kéo sợi PE:

Cung bông – Chải thô - Ghép sơ bộ – Ghép làm đều – Sợi thô - Sợi con - Đánh ống.

Công nghệ sản xuất sợi được công ty lựa chọn theo đánh giá của Sở Công nghiệp Thái Bình tại văn bản số: 20/TĐ-SCN ngày 21/3/2008 nhận xét thiết bị công nghệ của dự án là công nghệ tiên tiến, phù hợp với sản phẩm của dự án và công suất thiết kế.

* Về hệ thống thiết bị: Đây là dây chuyền kéo sợi thô chất lượng cao để thực hiện dự án công ty đã lựa chọn hệ thống thiết bị đồng bộ được sản xuất từ Châu âu Trung Quốc và Nhật Bản. Hệ thống máy cung bông, máy ghép sơ bộ, máy chải thô, máy sợi thô và máy sợi con có thể sử dụng máy móc của Châu âu và một số thiết bị của Trung Quốc để giảm chi phí đầu tư. Máy ghép làm đều, máy đánh ống tự động, những thiết bị này quyết định đến chất lượng sản phẩm của dự án vì vậy công ty chọn mua thiết bị của Nhật Bản. Qua xem xét danh mục máy móc thiết bị cho thấy chủ đầu tư lựa chọn các thiết bị có sẵn trên thị trường trong nước và thế giới, giá cả nêu trong dự án tương đối hợp lý. Số lượng và công suất các thiết bị được lựa chọn đã được cơ quan chuyên ngành là Sở Công nghiệp Thái Bình đánh giá là tiên tiến, phù hợp với sản phẩm và công suất thiết kế của nhà máy.

* Về môi trường: Khi dự án đi vào hoạt động sẽ có bụi trong không khí, tiếng ồn, nước thải sinh hoạt. Các vấn đề này đã được chủ đầu tư tính toán và có định hướng xử lý cụ thể ngay từ khi khảo sát, thuê tư vấn thiết kế sơ bộ dự án.

Về bụi trong không khí: không khí có chứa bụi sẽ được hệ thống mương hut bụi hút về khu xử lý trung tâm, tại đây bụi bông sẽ được tách ra để xử lý tái chế. Không khí sẽ được làm sạch bằng hệ thống điều không thông gió, xử lý qua hơi nước và được thổi vào khu sản xuất thành một vòng tuần hoàn khép kín trong khu sản xuất

Về tiếng ồn: công ty sễ áp dụng các biện pháp chống ồn như thiết kế các bộ phận giảm âm, trang thiết bị chống ồn và sử dụng kỹ thuật xử lý lan truyền

tiếng ồn như buồng cách âm, thiết bị cách âm, thiết kế hệ thống quạt hút ở có mương hút gió.

Về nước thải : Nước thải bao gồm nước thải từ sinh hoạt của công nhân và nước thải phục vụ cho khu điều không sẽ được thải về hệ thống thoát nước nội bộ, chứa vào các bể lắng để loại bỏ các chất thải rắn, rác và xử lý tại trung tâm xử lý nước thải trong khu vực trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung.

* Về công tác phòng chống cháy nổ: Đây là dự án đầu tư cho sản xuất sợi , nguyên liệu và thành phẩm là những chất dễ cháy vì vậy công ty phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống cháy nổ. Trong quá trình thiết kế cơ sở chủ đầu tư đã chú trọng đến hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Hệ thống phòng cháy chữa cháy của nhà máy đã được sở xây dựng thẩm định tại văn bản số:26/TBKQTĐTKCS-SXD ngày 22/02/2008, Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Sở Công an tỉnh Thái Bình thẩm duyệt tại văn bản số: 16/TĐ-PCCC ngày 03/03/2008. Trong quá trình tính toán chi phí công ty đã dự kiến chi phí cho nước cứu hoả.

e. Hình thức đầu tư: Chủ đầu tư lựa chọn phương án đầu tư xây dựng mới một nhà máy kéo sợi công suất 8.700 tấn/ năm.

2.2. Tổng mức đầu tư:

* Tổng mức đầu tư của dự án: 473.860.976.000 đồng

+ Vốn đầu tư vào tài sản cố định: 422.860.976.000 đồng Chi phí thiết bị: 301.520.736.000 đồng

Chi phí xây dựng: 57.402.875.000 đồng Chi khác : 17.495.365.000 đồng. (Lãi vay thi công: 22.000.000.000 đồng)

Dự phòng: 36.442.000.000 đồng.

+ Vốn lưu động ban đầu: 51.000.000.000 đồng * Nguồn vốn đầu tư dự kiến: 473.860.976.000 đồng

+ Nguồn vốn đầu tư TSCĐ: 422.860.976.000 đồng Trong đó:

- Vay NHPT: 294.000.000.000 đồng Vay vốn tín dụng đầu tư: 210.000.000.000 đồng Vay vốn thí điểm: 84.000.000.000 đồng

- Tự có 128.860.976.000 đồng + Vốn lưu động: 51.000.000.000 đồng - Vốn tự có: 51.000.000.000 đồng

Căn cứ vào cơ cấu chi phí của dự án cho thấy chủ đầu tư đã tính toán tương đối đầy đủ các chi phí theo quy định. Căn cứ vào thiết kế cơ sở đã được sở xây dựng Thái Bình thẩm định cho thấy các hạng mục xây dựng của dự án đã được bố trí hợp lý, các chi phí xây dựng các hạng mục công trình phù hợp với giá xây dựng được thông báo tại thời điểm lập dự án.

2.3.Tính khả thi của các nguồn vốn tham gia dự án a. Về việc đảm bảo nguồn:

Tổng mức đầu tư của dự án là 473.860.976.000 đồng trong đó:

Vay tín dụng đầu tư tại NHPT là 210.000.000.000 đồng để đầu tư vào tài sản cố định ( chiếm 49.66% vốn đầu tư tài sản cố định).

Vay vốn thí điểm tại Chi nhánh NHPT Thái Bình là: 84.000.000.000 đồng ( chiếm 19.86 % vốn đầu tư tài sản cố định)

Vốn tự có chủ đầu tư tham gia là 128.860.976.000 đồng đầu tư vào tài sản cố định ( chiếm 30,47% vốn đầu tư tài sản cố định).

Vốn lưu động của dự án dự kiến là 51.000.000.000 đồng được sử dụng bằng vốn tự có.

b. Về cơ cấu nguồn vốn và tính khả thi của các nguồn vốn tham gia:

- Căn cứ theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình; căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP; căn cứ theo Quyết định số 342/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007 của Tổng Giám đốc NHPT về việc phân cấp uỷ quyền trong hoạt động tín dụng đầu tư; căn cứ công điện số: 03/NHPT-VP ngày 20/2/2008 và công điện số

04/NHPT- VP ngày 27/02/2008 của Tổng Giám đốc, dự án này có tổng mức đầu tư 437.860.976.000 đồng thuộc dự án nhóm B, Chủ đầu tư đề nghị vay vốn TD ĐT tại NHPT 210.000.000.000 đồng bằng 49.66% vốn đầu tư tài sản cố định, thời gian xin vay là 8 năm, vay từ nguồn vốn thí điểm 84.000.000.000 đồng chiếm 19.86% vốn đầu tư tài sản cố định với thời gian vay là 8 năm. Như vậy cả về mức vốn vay và thời gian vay phù hợp với quy định của NHPT.

Nguồn vốn tự có tham gia đầu tư của dự án:

Căn cứ vào văn bản đề nghị vay vốn của chủ đầu tư, căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn trong dự án nguồn vốn tự có mà chủ đầu tư phải tham gia bao gồm cả vốn đầu tư vào TSCĐ và vốn lưu động ban đầu tổng số là 179.860.976.000 đồng. Căn cứ vào báo cáo tài chính của công ty đến thời điểm 29/2/2008 và tờ trình số:01/CK-CPĐC ngày 10/3/2008của Công ty, cam kết của chủ đầu tư về việc sử dụng vốn tự có thì nguồn vốn tham gia dự án được đảm bảo theo mục tiêu đã đề ra.

Căn cứ vào tiến độ huy động vốn tự có của chủ đầu tư, qua kinh nghiệm của các thành viên trong Công ty thì việc thực hiện dự án được tiến hành trong 2 năm. Sau khi được chấp nhận cho vay chủ đầu tư sẽ tiến hành làm thủ tục đấu thầu theo quy định, việc khởi công sẽ được tiến hành vào quý II năm 2008. Tiến độ sử dụng vốn của dự án dự kiến sẽ được thực hiện như:

Năm thứ nhất sử dụng 130.000.000.000 đồng : Tự có 50.000.000.000 đồng, vay NHPT 80.000.000.000 đồng.

Năm thứ hai sử dụng 292.860.976.000 đồng: Tự có 78.860.976.000 đồng, vay NHPT 214.000.000.000 đồng.

Qua thực tế cho thấy việc bố trí vốn như trên là phù hợp vì những quý đầu chủ yếu là tập trung thi công các hạng mục san lấp mặt bằng, các hạng mục xây dựng. Cuối năm thứ nhất và năm thứ 2 tập trung cho đầu tư nhập khẩu thiết bị. Tiến độ sử dụng vốn được thực hiện trên cơ sở tiến độ thực hiện dự án.

Vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPT là 210.000.000.000 đồng,với mức lãi suất là 8.4% năm, thời hạn xin vay là 8 năm;

Vay vốn thí điểm tại NHPT là 84.000.000.000 đồng với lã suất 15.6% năm thời gian vay 8 năm.

Vốn tự có của công ty là 179.860.976.000 đồng trong đó: +đầu tư cho tài sản cố định là: 128.860.976.000 đồng +đầu tư cho vốn lưu động là 51.000.000.000 đồng.

Qua phân tích hiệu quả kinh tế của dự án cho thấy với điều kiện tín dụng như trên thì dự án có hiệu quả, có khả năng trả nợ gốc trong vòng 6 năm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w