Thực trạng về sử dụngv ốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏở VN:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng về sử dụng vốn và những giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay" (Trang 30 - 38)

2.1.1 Bức tranh tổng quát nguồn gốc hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam:

Công nghiệp hoá là con đường đưa đến một nền kinh tế hiện đại và có mức tăng trưởng cao. Những nền kinh tế hiện đại nhất ngày nay ngày càng dựa trên sự phát triển của nền ngành dịch vụ tinh xảo. Tuy nhiên nền kinh tếđó phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài, từ chỗ là những nền

kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dần thành nền kinh tế lấy công nghiệp và các ngành dịch hỗ trợ công nghiệp làm trung tâm.

Trong nền kinh tế thị trường, thành phần kinh tế không phải là hình thức sở hữu riêng biệt, mà là một hình thức phát triển đan xen. Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng tương tự như vậy. Trong quá trình phát triển kinh tế, việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên mức độ đánh giá vai trò, vị trí của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở từng giai đoạn có khác nhau:

- Giai đoạn 1: Từ hội nghị Trung ương lần thứ 6 khoá IV (tháng 8 năm 1979) đến tháng 8/1976:

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá IV) có thể coi là mức đánh dấu khởi đầu công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của nước ta. Tại Hội nghị, lần đầu tiên Đảng ta đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dưới những chủ trương cụ thể như: “bỏ ngăn sông cấm chợ”, “cho sản xuất bung ra”, thừa nhận nhiều thành phần kinh tế với những qui định cụ thể: ở Miền Nam có 5 thành phần kinh tế, ở Miền Bắc có 3 thành phần kinh tế; kinh tế tư bản tư nhân không được thuê mướn quá 5- 10 công nhân. Việc chấp hành những quan điểm mới đó thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực công nghiệp. Trong giai đoạn này toàn bộ ngành công nghiệp được chia ra thành công nghiệp quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp.

Tiểu thủ công nghiệp theo nghĩa đen là công nghiệp nhỏ và công nghiệp thủ công. Trong thực tế cũng diễn ra đúng như vậy, hầu hết các các doanh nghiệp khu vực tiểu thủ công nghiệp mà chủ yếu là hợp tác xã, tổ hợp tác đều có qui mô nhỏ cả vốn lẫn số lượng lao động. Sự thuê mướn lao động bị hạn chế nghiêm ngặt vì hành vi này được coi là bóc lột.

Chính sách đối xử với khu vực công nghiệp quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này nhìn chung là không bình đẳng. Các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp không được đầu tư đúng mức, việc vay vốn

phải vay vốn với lãi suất cao hơn so với doanh nghiệp Nhà nước, thậm chí cả tiền lương, tiền thưởng của người lao động trong khu vực tiểu thủ công nghiệp cũng phải thấp hơn người công nhân trong khu vực quốc doanh cùng loại.

Định hướng phát triển các doanh nghiệp khu vực tiểu thủ công nghiệp chỉ là sự tồn tại tạm thời trong quá trình tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Các đơn vị cá thể phải tiến lên thành các đơn vị tập thể, các đơn vị tập thể có mức độ tập thể hoá tư liệu sản xuất thấp như hợp tác xã bậc thấp phải chuyển lên hợp tác xã bậc cao. Hợp tác xã bậc cao khi có đủđiều kiện sẽ chuyển thành xí nghiệp quốc doanh.

Quan điểm nhận thức như trên đã tác động mạnh mẽ đến thực trạng phát triển các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Sau mấy chục năm xây dựng cơ sở sản xuất, trang thiết bị của hợp tác xã - tổ hợp tác vẫn rất nghèo nàn, lạc hậu người quản lý không được đào tạo, nhiều ngành nghề truyền thống bị mai một. Bước vào cơ chế thị trường tuyệt đại bộ phận các cơ sở này không tồn tại được phải giải tán hàng loạt.

- Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến khi Luật Doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực (tháng 6/1999)

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, chương trình cải cách kinh tế cơ bản của Việt Nam mới được đưa ra thực hiện với tên gọi: “Đổi mới”. Trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. Quan điểm cơ bản đó tác động đến sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là việc thừa nhận sự tồn tại lâu dài và vai trò của các thành phần kinh tế khác ở Việt Nam, song phải nói rằng, chính sách đối với khu vực ngoài quốc doanh được thay đổi về chất kể từ khi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành nghị quyết số 16/NQTW ngày 15/7/1988 thừa nhận vai trò của các khu vực ngoài quốc doanh và sự phát triển của chúng được Nhà nước chính thức khuyến khích và hỗ trợ, trong đó nêu rõ rằng:

- Chúng sẽ không bị các cơ quan độc quyền của Nhà nước phân biệt đối xử về mặt cung cấp nguyên vật liệu và các phụ tùng sử dụng thay thế.

- Chúng được bình đẳng với các đơn vị quốc doanh về cung cấp trang thiết bị.

- Những cơ sở làm hàng xuất khẩu được sử dụng ngoại tệ kiếm được để nhập khẩu trang thiết bị và được tự tìm thị trường đầu ra.

- Những cơ sở xuất khẩu có thể ký kết hợp đồng với nước ngoài.

- Chúng có thể được đảm bảo không phải trả tiền về đào tạo kỹ thuật và công nghệ của các trường đào tạo Nhà nước.

- Chúng được hưởng và bảo vệ quyền tác giả về các phát minh của mình Việc thừa nhận kinh tế tư nhân đã được nhắc lại trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua trong đó nêu rõ: “Mọi công dân được tự do hoạt động kinh doanh theo pháp luật, quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của họ được bảo vệ. Nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều loại hình sở hữu và trình độ lực lượng sản xuất, nhằm tăng nhanh sự phát triển có hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Mọi đơn vị kinh tế, bất kể hệ thống sở hữu như thế nào đều hoạt động trong một hệ thống kinh doanh tự chủ hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật. Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và vị trí ở các khu vực và ngành không bị pháp luật ngăn cấm...”

Nhà nước duy trì chính sách vì một nền kinh tế hỗn hợp không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp không ép buộc tập thể hoá tư liệu sản xuất hoặc áp đặt cơ cấu kinh doanh, khuyến khích các hoạt động.

Trong giai đoạn này các xí nghiệp tư nhân và tập thể không hẳn là hiện tượng mới mẻ hoặc nhỏ nhặt ở nước ta, cụ thể:

Trong giai đoạn này, nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức sở hữu đã bước đầu khơi dậy các nguồn lực của

tăng trưởng và nhịp độ tương đối cao. Đặc biệt khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng vai trò lớn và đang được khuyến khích phát triển.

Vấn đề này được thể hiện qua bảng sau:

Bng 3: Bước phát trin doanh nghip va và nh nước ta trong giai

đon 1991-1994. Tổng số (tính đến cuối 1994) Chia ra Từ 1991 đến cuối 1993 Năm 1994 Loại doanh nghiệp Số doanh nghiệp Vốn (tỷ đồng) Số DN Vốn (tỷ đồng) Số DN Vốn (tỷ đồng) Tổng số 26.282 56.382 18.854 40.081 7.428 16.251

Doanh nghiệp tư nhân 13.772 2.000 8.684 1.321 5.088 679

Công ty TNHH 5.120 3.599 3.3390 2.573 1.730 1.026

Công ty cổ phần 133 1.022 106 807 27 215

Doanh nghiệp Nhà

nước

6.042 48.713 5.704 34.612 338 14.102

Doanh nghiệp đoàn thể 279 997 214 768 65 229

Văn phòng đại diện 936 756 180

(Nguồn tài liệu: Kinh tế Việt Nam 1990-1995 Tạp chí kinh tế Việt Nam, số tháng 4 năm 1996)

Qua số liệu bảng tính trên, tính đến cuối năm 1994, sau gần mười năm từ khi có chủ trương phát triển mọi thành phần kinh tế ngoài 6.042 doanh nghiệp Nhà nước, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới có là 20.240 doanh nghiệp, đây là con số còn quá nhỏ bé đối với một quốc gia 74 triệu dân.

Rõ ràng, Việt Nam cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thành lập các doanh nghiệp để mở thêm các laọi hình doanh nghiệp mới thích hợp với các đối tượng khác nhau và thể chế hoá nó là vấn đề đang trở nên cấp thiết.

Kinh tế ngoài quốc doanh đã có bước phát triển mới cả về số lượng doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong những ngành nghề đòi hỏi ít vốn đầu tư, mau thu hồi vốn. Biểu hiện là các doanh nghiệp đều thành lập vào năm 1989 và tăng lên rất nhanh từ năm 1990, đồng thời

xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp mới như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Điều đáng chú ý là kinh tế ngoài quốc doanh thường đạt hiệu quả cao hơn kinh tế quốc doanh. Ví dụ: Trong ngành công nghiệp thì 1 đồng vốn tài sản cố định của tiểu thủ công nghiệp làm ra 4-5 đồng giá trị sản lượng, còn của công nghiệp quốc doanh thì chỉ tạo ra 1 đồng. Hoặc trong thương mại dịch vụ, cùng sử dụng một diện tích kinh doanh như nhau nhưng thương mại dịch vụ của tư nhân thường đóng góp cho ngân sách Nhà nước nhiều hơn từ 5-10 lần so với thương mại Nhà nước.

- Giai đoạn 3: Từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực cho đến nay.

Luật Doanh nghiệp được ban hành có hiệu lực từ 1/1/2000 đã đơn giản hoá rất nhiều thủ tục hành chính không cần thiết nhằm tạo thuận lợi trong việc đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó các chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được cụ thể hoá bằng các văn bản luật và dưới luật, thể hiện sự quyết tâm của Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể:

- Thông tư số 96/1999/TT-BTC ngày 8/12/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng lớn, thu nhập cao.

- Thông tư 82/2000/TT-BTC ngày 14/8/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại.

- Thông tư liên tịch số 2341/2000/TTLT/KHCNMT-BTC ngày 22/11/2000 của liên bộ hướng dẫn Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học, công nghệ.

- Quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông

- Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã đưa ra các nhiệm vụ cụ thể để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, cụ thể:

- Thống nhất các quan điểm chỉđạo phát triển kinh tế tư nhân;

- Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân;

- Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách như: + Chính sách đất đai

+ Chính sách tài chính, tín dụng + Chính sách lao động, tiền lương

+ Chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học và công nghệ + Chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại

+ Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để thấy rõ những đặc điểm của kinh tế tư nhân ở nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phân tích thực trạng, xu hướng phát triển để có quyết sách phù hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân theo chủ trương của Đảng.

- Tiếp tục hoàn thiện tăng cường quản lý nhà nước;

- Tăng cường lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế tư nhân.

Ngoài ra hàng năm Chính phủ còn tổ chức gặp gỡ trực tiếp giữa Thủ tướng Chính phủ và đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giải quyết các vướng mắc kịp thời của đối tượng doanh nghiệp này.

Với những cố gắng trên thì sau năm 2000 (một năm sau khi thực hiện Luật Doanh nghiệp) thì đã có 14.417 doanh nghiệp mức và 15.000 hộ kinh doanh cá thể được thành lập, tổng số vốn đăng ký đạt hơn 24 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,65 tỉ USD). Số lượng doanh nghiệp năm 2000 tăng gấp 3 lần, số vốn tăng gấp 5 lần so với năm 1999. Năm 2001 đã có thêm 21.040 doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động, tăng 1,46 lần, vốn tăng gấp 1,78 lần so với năm 2000 (Trang 41-42, số 22 Tạp chí cộng sản, năm 2002).

Điều đáng lưu ý là trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh tăng lên nhanh chóng thì khu vực nhà nước lại giảm mạnh do chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, thì những doanh nghiệp nhà nước nào mà Nhà nước không cần thiết phải nắm giữ 100% vốn, và không thể tiến hành cổ phần hoá cho có hiệu quả được, thì xử lý theo các giải pháp giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê. Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) đã nêu rất cụ thể là giải pháp này sẽ được áp dụng đối với những doanh nghiệp thuộc thuộc diện trên với qui mô nhỏ có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng.

Trên đây chúng ta vừa xem xét thực trạng và sự phát triển của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong các giai đoạn, chúng ta đã thấy được sự lớn mạnh của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên để tìm ra những giải pháp hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta, chúng tôi xin lấy doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế thuộc khu vực dân doanh để phân tích vì:

- Các yếu tố sản xuất ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh được sử dụng triệt để và hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nước. - Sự tăng trưởng sản xuất ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh có thể đem lại hiệu quả trong việc mở rộng việc làm và tăng thu nhập.

- Về triển vọng lâu dài doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực này có thể được nhìn nhận như một mảnh đất màu mỡ cho các nhà doanh nghiệp, những người đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp hoá trong tương lai của đất nước.

- Khu vực này cần phải có tác dụng tăng được sự tin tưởng của các nhà doanh nghiệp vào các mục tiêu và chính sách của Chính phủ.

- Sự tin tưởng vào tương lai lâu dài của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh là một điều kiện kiên quyết cho đầu tư dài hạn và khả năng phát triển của chúng.

Chúng ta có thể xem xét thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực dân doanh ở nước ta trên một số khía cạnh.

2.1.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏngoài quốc doanh ở nước ta:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng về sử dụng vốn và những giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay" (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)