- Loại thứ nhất lành ững giải pháp có tính chất định hướng cho việc sử dụng vốn có hiệu quảđối với doanh nghiệp vừa và nhỏở tầm vĩ
3.2.1. Giải pháp khuyến khích đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.
doanh hàng xuất khẩu.
Chiến lược này là sự vận dụng “Lý thuyết về sự phụ thuộc vào hoàn cảnh mỗi nước nhằm đạt được mục tiêu tranh thủ ở nước ngoài những cái mình còn yếu để kịp với mặt mạnh ở trong nước một cách hợp lý nhất
Đây là một giải pháp thích hợp để các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta sử dụng có hiệu quả vốn, vì:
Ở nước ta mạng lưới phân phối và thị trường kém phát triển, các biện pháp phổ biến thông tin thị trường chưa đầy đủ đã làm cản trở sự hoà nhập về kinh tế và phát triển của các doanh nghiệp làm ăn tốt, đồng thời các doanh nghiệp làm ăn yếu kém lại thoát khỏi sự cạnh tranh.
Cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường. Do đó doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu chỉ có thể lựa chọn cạnh tranh theo ba cách sau đây: Giá cả, chất lượng và uy tín.
Trên thực tế mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào định hướng xuất khẩu được đánh giá là hiệu quả nhất. Chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại là đặt nền kinh tế trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm:
+ Phát huy lợi thế so sánh (cả tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân công).
+ Buộc sản xuất trong nước phải luôn đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động.
+ Tăng khả năng tiếp thị.
+ Đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Như vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải luôn tồn tại trong môi trường cạnh tranh cao. Điều này bắt buộc họ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh và hoạt động có lãi. Do đó, họ luôn phải suy nghĩ tìm cách tăng tối đa những lợi thế của mình. Vì vậy cách được chọn là cần phải sử dụng tốt vốn kinh doanh.
Để thực hiện được giải pháp này, Chính phủ cần giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Phải tập trung mạnh vào đầu tư cho họ thấy các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu của thị trường.
Thứ hai: Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Phải mạnh dạn thực hiện phương châm đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thuộc thế mạnh của Việt Nam để xuất khẩu. Chính sách này sẽ được thực hiện thông qua các công cụ thuế, ngân sách, tỷ giá và công cụ khác. Nơi nào, lĩnh vực nào cần ưu tiên và phát triển, thì nơi đó, lĩnh vực đó phải được hưởng qui chế ưu đãi về thuế, tín dụng, và các chính sách khác...
Thứ ba: Phải có chiến lược cơ cấu hợp lý, tức là phải định hướng cơ cấu của nền kinh tế trong từng giai đoạn, để căn cứ vào định hướng đó, mà có chính sách điều chỉnh phù hợp đối với những quá trình phân phối, sử dụng vốn.
Thực hiện tốt giải pháp này có những tác dụng quan trọng sau:
+ Tăng đáng kể thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Nguồn thu nhập này vượt rất xa các nguồn thu nhập khác, kể cả vốn vay và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đối với nhiều nước đang phát triển, xuất khẩu đã trở thành nguồn tích tụ tư bản chủ yếu của quá trình công nghiệp hoá.
+ Do có ngoại tệ nên đã tạo điều kiện cho việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị và nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất hàng xuất khẩu không những đã tạo ra một tiềm lực công nghệ mới về chất (sản xuất hàng xuất khẩu có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới) mà còn tạo ra việc làm, đặc biệt là tạo ra một đội ngũ cán bộ và đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi, lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, từ đó tạo tiền đề cho việc chuyển nền công nghiệp sang một bước phát triển cao hơn: từ công nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng lao động và tài nguyên cao sang loại có hàm lượng công nghệ cao. + Nhờ xuất khẩu được hàng công nghệ, đã bớt đi được tình trạng xuất khẩu khoáng sản từ đó nâng cao được giá trị các loại hàng này. Nói rộng ra là đã
dưa được “giá trị nội địa” bao gồm nguyên vật liệu, lao động địa phương.. vào hàng công nghiệp xuất khẩu.