- Giai đoạn sau khi Luật doanh nghiệp ra đời:
3.1.3 Cơ sở thứ hai: Căn cứ vào ưu thế và bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những lợi thế rõ ràng, gồm: Khả năng thoả mãn những yêu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, một khuynh hướng về sức mạnh lao động và trình độ khéo léo trong công việc từ thấp đến vừa và sự uyển chuyển thích nghi nhanh chóng đối với sự thay đổi những yêu cầu và những điều kiện của thị trường.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện được ở các thị trường mà đó không thu hút sự chú ý “không mong muốn” của công ty hoặc của doanh nghiệp lớn, nên chúng đảm bảo các cơ hội công ăn việc làm ở nhiều vùng khác nhau. Nó có thể phục vụ cho những phần xa nhất cua thị trường
Marketting khối lượng lớn thường là mối quan tâm của các công ty lớn. Tương tự doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khai thác nhanh chóng hơn việc thay đổi mẫu mã ở thị trường.
- Khả năng chuyển hoá dễ dàng nhanh chóng các công nghệ mới thành cơ hội làm ăn, có điều kiện đi vào các ngành nghề truyền thống, có khả năng đạt hiệu quả sản xuất cao.
Từ quan điểm về hiệu quả kinh tế, đã có nhiều nhà khoa học kinh tế nêu lên một vấn đề là: “Không một biện pháp nào có thể đóng góp tốt hơn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh và tăng cường khả năng của loại hình này trong việc tạo việc làm và thu nhập, đó chính là việc tạo ra một hệ thống tài chính phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh với nguồn vốn tín dụng dựa trên cơ sở thương mại chặt chẽ và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi”
Bên cạnh những ưu thế nói trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất nhiều bất lợi so với những doanh nghiệp lớn. Trong những khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thấy những khó khăn, hạn chế sau: - Tình trạng giật gấu vá vai về tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ không khuyến khích các cơ hội đào tạo và phát triển, hậu quả tất nhiên là không sử dụng được đầy đủ tiềm năng và khả năng con người trong doanh nghiệp. Vì, vốn tự có trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thấp, khả năng tự tích luỹ rất hạn hẹp, khả năng tham gia vào thị trường vốn cũng rất ít, chỉ có doanh nghiệp loại vừa có uy tín lớn mới có hy vọng huy động vốn trên thị trường vốn. Vốn tự có ít nên khả năng vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất thấp.
- Hạn chế, khó khăn trong việc tiếp cận với kiến thức mới trong lĩnh vực quản lý. Người quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đảm nhiệm nhiều công việc ít có thời gian và điều kiện nắm bắt kịp thời những kiến thức mới về quản lý kinh doanh.
- Hạn chế, khó khăn trong việc tiếp cận mở rộng thị trường: Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có điều kiện tiếp cận với những thông tin mới nhất về thị trường, bao gồm thị trường: nguyên vật liệu, thị trường công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với khả năng tài chính hạn hẹp các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp trở ngại lớn trong việc thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo và bảo hành sản phẩm, vì thế khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng rất khó khăn.
Những hạn chế, khó khăn nêu trên ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ những ưu thế và bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.
3.1.4 Cơ sở thứ ba: Căn cứ vào thực trạng, tình hình sử dụng vốn kinh doanh ở doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh: