- Giai đoạn sau khi Luật doanh nghiệp ra đời:
2.2.3 Nguyên nhân của việc kém hiệu quả trong việc sử dụngv ốn kinh doanh ở doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh:
Từ sự xem xét, phân tích thực trạng về vốn và quá trình sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, ta có thể rút ra là:
- Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh là mới được thành lập và xuất hiện nhiều loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân... nhưng qui mô về vốn ban đầu và vốn cho tăng trưởng doanh nghiệp là rất nhỏ bé.
- Vốn quá ít, mức đầu tư cho một chỗ làm việc quá nhỏ, đã đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh vào tình trạng khó có thể sử dụng vốn vào việc đầu tư theo chiều sâu, nâng cao trình độ cơ khí hoá sản xuất cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mơí vào sản xuất.
- Thiếu nguồn vốn bổ sung từ tín dụng và các khoản vay từ thị trường tài chính chính thức để tạo vốn ban đầu và vốn cho quá trình tăng trưởng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự khác biệt rõ rệt. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả cao đã tạo ra một mức thu nhập đáng kể cho chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên có sự khác nhau rất lớn giữa doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp thành thị, giữa doanh nghiệp phía nam và doanh nghiệp phía bắc, giữa loại hình sở hữu khác nhau có cùng qui mô và cơ cấu các loại doanh nghiệp.
- Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh đều ở trong tình trạng thiếu vốn ban đầu và thiếu vốn cho quá trình phát triển doanh nghiệp nhưng không có nguồn cung ứng vốn.
- Việc thiếu vốn và sự khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp là do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất: Ta có thể khẳng định được rằng: Việc thiếu vốn ban đầu thành lập và cho quá trình phát triển doanh nghiệp là trở ngại quan trọng nhất trong việc việc sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong việc thành lập và tăng trưởng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Điều đó không chỉ là trở ngại tuyệt đối ngăn cản tiềm năng của các doanh nhân có tay nghề và đầu óc kinh doanh mà còn dẫn đến tình trạng thiếu thốn không đáng có về vốn ỏ các doanh nghiệp đã được thành lập. Điều đó nó còn ảnh hưởng đến việc làm, năng suất lao động và thu nhập của người lao động.
Chính vì vậy, việc tăng vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh bằng cách tiếp cận với các nguồn vốn ngoại lai theo mối quan hệ thương mại sẽ là con đường hiệu quả nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo thêm được việc làm và nâng cao thu nhập ở các doanh nghiệp này, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà nhà nước chẳng tốn kém gì.
Thứ hai: Việc thiếu kiến thức về quản lý.
Các giám đốc của doanh nghiệp vừa và nhỏ phải kiêm nhiệm nhiều chức năng quản lý. Các giám đốc này có thể thiếu kinh nghiệm hoặc được đào tạo chính thức về một hoặc hai trong số những chức năng ấy. Nếu họ được kinh nghiệm nào đó, thì nói chung chỉ hạn chế đối với 1 hoặc 2 khía cạnh chuyên môn.
Thứ ba: Sự thấp kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng và thông tin.
Thứ tư: Sự hạn hẹp về nguồn cung ứng vật tư kỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như về mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài vùng ngày càng hạn chế khả năng thích ứng của các doanh nghiệp trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Quan hệ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa có điều kiện mở rộng đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển sản xuất và hiệu quả sử dụng vốn.
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng: Kinh doanh với quá ít vốn là khó khăn quan trọng bậc nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở Việt Nam mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn vốn bổ sung tín dụng và các khoản vay khác nên buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh phải dựa vào khả năng vốn của mình để phát triển. Do vậy, đứng trên quan điểm hiệu quả kinh tế thì cần phải có cơ chế chuyển vốn tới người thực sự cần và nơi đồng tiền mang lại lợi nhuận nhiều nhất. Từ đó, chúng ta có thể nêu lên một vấn đề là không một biện pháp nào có thể đóng góp tốt hơn đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh và tăng cường khả năng của doanh nghiệp này trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập, đó chính là tạo ra một hệ thống chính sách và cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh.
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY