2.2.1. Chính sách quản lý và sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua: vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua:
Bất cứ nước nào muốn phát triển kinh tế cũng đều cần có vốn. Tuy nhiên, vốn được tạo lập từ đâu và bằng hình thức nào đều phụ thuộc rất lớn vào chính sách và cơ chế vốn, quản lý và sử dụng vốn của nước đó.
Thông thường, vốn được huy động từ hai nguồn: Từ trong nước và từ nước ngoài. Song từ nguồn nào đi chăng nữa, nó cũng chỉ được sinh ra trong quá trình tiết kiệm và tích luỹ của mỗi cá nhân và nhà nước. Vốn được chu chuyển và giao dịch phục vụ các nhu cầu của nền kinh tế thông qua nhiều kênh, xoay quanh thị trường vốn.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vốn được tập trung theo cơ chế thị cấp phát và giao nộp, do vậy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không được hưởng sự ưu tiên đó. Vốn trong nền kinh tế được sử dụng kém hiệu quả.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã thi hành chính sách kinh tế nhiều thành phần và sự chuyển dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế trong quá trình phát triển. Về phương diện vốn mỗi thành phần kinh
tế được phép huy động vốn từ các nguồn khác nhau với các hình thức phong phú và đa dạng. Với sự thừa nhận khu vực kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã và các hộ thủ công nghiệp cá thể. Do đặc điểm sở hữu vốn khác nhau cho nên chính sách quản lý và sử dụng vốn đối với từng loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh không giống nhau. Nhưng ta có thể đánh giá chính sách sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Từ những đóng góp to lớn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ta có thể thấy rằng qua thực tế của nền kinh tế thị trường mấy năm gần đây, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh là vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong hiện tại và cả tương lai, đó là điều không thể phủ nhận được nhưng khi nói đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, thì một thực tế khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa phát huy hết được hết vai trò của mình đó là môi trường để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển chưa hoàn toàn thuận lợi. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thoát thai và gắn liền với nền kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng trong nhiều năm trước đây khu vực này bị ngăn cấm, đố kỵ.
Để xem xét, đánh giá các chính sách quản lý và sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua, ta có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn trước khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (tháng 6/1999):
Trong giai đoạn này các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong khuôn khổ của Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty và các nghị định của Chính phủ. Khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển nổi bật về số lượng, phạm vi hoạt động đa dạng. Đến năm 1994 tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong GDP là 98% trong nông, lâm ngư nghiệp; 76,5% trong thương nghiệp bán lẻ; 91% trong dịch vụ và 28% trong công nghiệp. Tuy nhiên nhìn chung nhà nước chưa xác định chiến
lược hợp lý để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế đã được thừa nhận, nhưng chưa được đánh giá đúng mức. Các chính sách đưa ra còn nặng về chức năng quản lý, chưa có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chính sách phần nhiều chưa phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, việc cố gắng tạo ra sự bình đẳng máy móc trong chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đối với doanh nghiệp lớn vô hình chung đã cản trở sự phát triển của doanh nghiệp nói chung.
Chủ trương khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ dừng lại ở chủ trương mà chưa có những chính sách cụ thể tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng, hợp lý và tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho các doanh nghiệp này hoạt động và phát triển.
Thực tế, việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn này chưa được chú ý đúng mức, chưa có tổ chức và chưa có liên hệ chặt chẽ với các tổ chức tương ứng của khu vực này trên thế giới. Chưa có một tổ chức thống nhất đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và chính điều này phần nào hạn chế sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Cũng từ thực tế cho thấy, trong giai đoạn này hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là yếu kém, thiếu vốn nghiêm trọng và hiệu quả sử dụng vốn thấp, các doanh nghiệp tuy hoạt động kinh doanh trong môi trường của nền kinh tế thị trường nhưng lại ở trong tình trạng gần như chưa có thị trường vốn, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo và sử dụng vốn. Các phương tiện kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý tài chính nghèo nàn, các thể thức kế toán chưa hoàn chỉnh, pháp luật kinh doanh vừa thiếu vừa lỏng lẻo và chưa đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu quản lý và kiểm soát các hoạt động tài chính doanh nghiệp.
vậy, nhiều doanh nghiệp chỉ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực, sản xuất thủ công qui mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp mà khả năng tài chính không tương xứng với năng lực và qui mô kinh doanh lại thường khuyếch chương khả năng vốn bằng các hình thức vay, huy động vốn, chiếm dụng vốn dẫn tới tình trạng vỡ nợ, mất khả năng chi trả. Vai trò quản lý tài chính của nhà nước thì tỏ ra yếu kém không thể quản lý và kiểm soát được. Cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như chỉ dừng lại các chính sách, chếđộ thuế, trong khi các chính sách về vốn, quản lý chi phí lại thả nổi. Đối với các doanh nghiệp này thì cơ chế quản lý tài chính có khác những doanh nghiệp nhà nước. Sự khác biệt rõ nhất là ở cơ chế sử dụng vốn tín dụng và chính sách lãi suất cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng vốn tín dụng đối với các khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 10%, còn đối với doanh nghiệp nhà nước là 90% trong khi đó 1/2 số doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ à nợ nần chồng chất. Lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại đối với khu vực ngoài quốc doanh thường cao hơn lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về mặt tài chính đối với khu vực kinh tế tư nhân thì không được quan tâm. Trợ cấp tài chính chủ yếu vẫn duy trì theo khu vực kinh tế, chứ không theo mặt hàng.
Thực chất cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là cơ chế thị trường thả nổi, vai trò điều chỉnh và kiểm tra, kiểm soát của nhà nước là hết sức mờ nhạt.