Phương hướng phát triển và phân bố các KCN, KCX vùng ĐBSCL đến năm

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN KCX vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 36 - 38)

ĐBSCL đến năm 2020

Trên cơ sở phương hướng phát triển kinh tế - xó hội vựng ĐBSCL, phương hướng phát triển công nghiệp của vùng, phương hướng phát triển và phân bố các KCN, KCX trong vùng được xác định như sau:

Hoàn thiện đầu tư hạ tầng và kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp tại các khu công nghiệp hiện có; tăng tỷ lệ cho thuê diện tích khu công nghiệp lên khoảng 50 – 60%;

Thành lập mới khoảng 600 ha diện tích khu công nghiệp; thu hút thêm khoảng trên 100 – 120 triệu USD vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và khoảng 600 triệu USD vốn đầu tư cho phát triển sản xuất công nghiệp;

Chuẩn vị các điều kiện hà tầng cần thiết chuẩn bị cho phát triển các khu công nghiệp mới ở giai đoạn tiếp theo

Về phân bố các khu công nghiệp:

Thứ nhất, đầu tư hoàn chỉnh cụm công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau theo hướng hỡnh thành một khu liờn hợp cụng nghiệp lớn của vựng.

Thứ hai, phát triển một số khu công nghiệp ở tỉnh Long An, tạo điều kiện thu hút đầu tư, hợp lý hóa bố trí sản xuất công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, hỡnh thành một số khu tại cỏc tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng… khi có đủ điều kiện

Giai đoạn 2011 – 2015

Dự kiến đến năm 2015 đầu tư thêm một số khu công nghiệp đưa tổng diện tích các khu công nghiệp tập trung lên khoảng 8000– 8500ha

Phấn đấu đến năm 2015 về cơ bản hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp dự kiến; thu hút khoảng 500 triệu vốn đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp và khoảng trên 3 tỷ USD vốn đầu tư phát triển sản xuất các khu công nghiệp

Về phân bố: Các khu công nghiệp được phân bố dọc theo trục quốc lộ 1 A, kết hợp mạng lưới cảng biển và cảng sông, gắn với việc bố trí phát triển mạng lưới đô thị trong vùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN KCX vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 36 - 38)