Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài. Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong vùng, cần có:
Thứ nhất, Quy hoạch và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng để phát triển nguồn nhân lực theo hướng tập trung, ưu tiên đào tạo lao động cho nông nghiệp, công nghiệp chế biến hàng nông – thủy sản xuất khẩu, may mặc, lắp ráp điện tử, lao động dịch vụ thương mại và du lịch. Chỉ khi
thực hiện được sự liên kết thỡ mới cú thể đào tạo trên quy mô lớn và giảm chi phí nhất là những nghề đũi hỏi phải đầu tư lớn như chế biến thủy sản.
Thứ hai, Xó hội húa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng để nhanh chóng nâng cao số lượng và chất lượng nhân lực của vùng.
Ngoài hệ thống giáo dục và đào tạo của Nhà nước, cần khuyến khích nhân đóng góp xây dựng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của địa phương, của vùng, hỡnh thành cỏc cơ sở đào tạp dân lập, tư thục, trong đó có các trường đại học.
Hàng năm, nên tổ chức Lễ Vinh danh cá nhân – tổ chức đó cú đóng góp cho sự phát triển nền giáo dục đào tạo của vùng. Vinh danh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong hoạt đọng phát triển hệ thống giao thông nhằm tôn vinh, đồng thời tỡm kiếm những cỏ nhõn, tập thể thụng qua cỏc hoạt động nghiên cứu, đầu tư, phát triển kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, hoạt động vinh danh cũn nhằm cụng nhận, tôn vinh các giá trị đóng góp của các cá nhân, tập thể, giúp công chúng hiểu đowcj và đánh giá, động viên kịp thời những sáng tạo, những nỗ lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động phát triển giáo dục đào tạo của vùng. Thông qua hoạt động vinh danh cũn gúp phần tuyờn truyền, quảng bỏ hỡnh ảnh, thành tớch nổi bật đến với công chúng, tạo động lực khích lệ tinh thần lao động sáng tạo, cống hiến tri thức, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL nói riêng và đất nước nói chung trên bước đường phát triển và hội nhập. Động viên, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, tham gia đầu tư phát triển hệ thống giáo dục đào tạo ngày càng nhiều hơn, với những thành tích cao hơn nữa.
Thứ ba, Cú tầm nhỡn chiến lược, tạo mối liên kết đa chiều trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL cần liên kết với nhau để xây dựng một số trường đại học, cao đẳng, đặc biệt là về lĩnh vực chuyên môn là
thế mạnh của vùng như nông nghiệp, thủy hải sản. Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội được vừa học vừa thực hành, nâng cao kiến thức chuyên môn và nâng cao tay nghề của mỡnh, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thể tỡm kiếm được các nhân tài; tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa trường học và bà con nông dân, phổ biến tới bà con nông dân, những người sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… những cây giống, con giống tốt, những phương pháp nuôi trồng khoa học, có hiệu quả cao,… Mở thêm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề ở các trung tâm đô thị tập trung đông dân cư và có nhiều KCN, KCX tập trung. Liên kết với các doanh nghiệp trong vùng để đào tạo đúng ngành, đúng nghề, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của các doanh nghiệp, giải quyết được vấn đề đầu ra của các sinh viên, học viên. Tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa người dân – trường đào tạo – doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các đối tượng đó.
Không chỉ cần sự liên kết giữa các tỉnh trong vùng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, mà cần có lên kết chặt chẽ với các có sở đào tạo khác trong cả nước. Đó là yếu tố rất quan trọng, là nền tảng để phát huy tiềm năng, thế manh, nắm bắt cơ hội và hạn chế tối đa cạnh tranh cục bộ, sao cho cùng phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ, đủ về số lượng và có cơ cấu phù hợp. đạt chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu xó hội.
Phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL hiện nay cần chú trọng hợp tác phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực biên giới Tây Nam.Vỡ trước xu thế hội nhập, không gian phát triển của ĐBSCL không cũn bú hẹp trong vùng hay chỉ là mối liên kết với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông nam Bộ, mà cũn mở rộng ra khụng gian rộng lớn của khu vực ASEAN với 600 triệu dõn, và rộng hơn nữa. Do đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực ở ĐBSCL không chỉ trong nội vùng mà cũn khai thác các khu vực của Campuchia, Lào, vỡ vậy nờn cú hướng mở cao hơn.
Thứ tư, Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xó hội. Từ thực tế tồn tại tỡnh trạng chưa có sự cân đối trong cung cấp và sử dụng nguồn nhân lực, vừa thừa vừa thiếu, cho nên cần thiết có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Vif thế, việc đào tạo phải bắt gặp với nhu cầu sử dụng lao động của nên kinh tế, của xó hội. Cơ sở đào tạo cần quan tâm tỡm hiểu, nắm bắt nhu cầu xó hội mà cú kế hoạch đào tạo hợp lý. Giữa cỏc cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức sử dụng lao đọng cần có mối liên hệ mật thiết với nhau: cơ sở sử dụng lao động có thể đặt hàng, cơ sở đào tạo có sản phẩm theo đúng yêu cầu sử dụng. Cơ quan quản lý giáo dục đào tạo cần nắm bắt chắc chắn nhu cầu tổng thể của xó hội để phân bổ chỉ tiêu đào tạo hợp lý cho cỏc cơ sở đào tạo. Đồng thời các cơ sở đào tạo cũn phải thường xuyên và nhanh chóng đổi mới chương trỡnh, nội dung, đào tạo thật khoa học, thật hiện đai, luôn cập nhật những thông tin, tri thức mới nhất; đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực. Trong quỏ trỡnh đào tạo cần thiết coi trọng việc thực tập, ứng dụng, thực hành. Điều này sẽ khắc phục dần biểu hiện học vẹt, lý thuyết suụng, kộm hiểu biết thực tiễn, thiếu kỹ năng thực hành của sinh viên, học viên.
Thứ năm, Đảm bảo nhu cầu chỗ ở và nơi làm việc cho người lao động để họ yên tâm sản xuất. Việc xây dựng nhà ở cho công nhân phải là sự kết hợp giữa chính quyền địa phương, nhân dân và doanh nghiệp theo hướng xó hội húa trong việc tạo quỹ nhà. Nhà nước phải có đất “sạch” (đất đó giải tỏa) giao cho doanh nghiệp, cú thể Nhà nước tự bỏ tiền để bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc thu hồi những khu đất không để giao cho doanh nghiệp xây dựng. Đây là một vấn đề cốt yếu để hỡnh thành nhà giỏ thấp. Nếu để doanh nghiệp tự thu hồi đất theo giá thị trường thỡ dù có miễn tiền sử dụng đất thỡ giỏ thành vẫn bị đẩy lên cao. Các chủ đầu tư dự án nhà ở cho công nhân và nhà ở giá thấp sữ được hưởng rất nhiều ưu đói như: miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án nhà ở cho công nhân thuê và nhà ở giá thấp; các chủ đầu
tư dự án được phép điều chỉnh tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất 1.5 lần so với quy định hiện hành để góp phần giảm giá thành; chủ đầu tư dự án được áp dụng thuế VAT 0% đối với các hợp đồng thuê nhà ở công nhân và hợp đồng bán nhà ở giá thấp; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thu nhập doanh nghiệp trong chín năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động…
Có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công lao động như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, hỗ trợ quỹ đất, miễn giảm tiền sử dụng đất đối với diện tích đất dùng để xây nhà ở cho công nhân… Hoặc các doanh nghiệp này hợp đồng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ nhằm giải quyết tốt vấn đề chỗ ở cho công nhân theo nguyên tắc cộng đồng cùng chịu trách nhiệm và cùng có lợi.
Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước, bằng các đũn bẩy kinh tế tạo thuận lợi cho nhõn dõn xõy dựng nhà cho thuờ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xõy dựng nhà ở cho cụng nhân thuê với giá thấp hoặc bán trả góp.