Vùng động đất

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ (Trang 25 - 26)

- Khi xác định độ sâu đặt ống cần xét đến cốt mặt đất theo thiết kế quy hoạch san nền của đô thị và khả năng sử dụng của đường ống trước khi hoàn thành công tác san nền.

2.9.1.Vùng động đất

1) Khi thiết kế các công trình cấp nước, trong vùng động đất cấp 8 và 9 phải sử dụng hai nguồn cấp nước độc lập. Bậc tin cậy của công trình cấp nước lấy theo QCXDVN 01:2008 BXD ”Quy hoạch xây dựng”.

2) Để đảm bảo cho hệ thống cấp n ước hoạt động an toàn cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Phân tán các bể chứa; đặt các bể chứa tại các khu vực đầu mạng lưới và cuối mạng lưới.

- Thay thế các tháp chứa bằng các bể chứa đặt tr ên các điểm cao của khu vực xây dựng.

- Sử dụng hệ thống cấp nước áp lực thấp. - Mạng phân phối kiểu mạng vòng.

- Hợp nhất các mạng lưới cấp nước sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy.

3) Không cho phép hợp khối trạm bơm với các công trình khác trừ công trình thu. Trạm bơm đặt sâu phải cách xa bể ch ứa và đường ống dẫn ít nhất 10m, ống đặt qua tường trạm bơm phải bọc ống lồng.

4) Các công trình chứa nước trên trạm xử lý phải phân thành nhóm, ít nhất hai nhóm. Trạm xử lý nước phải có đường ống vòngđể cấp nước vào mạng lưới.

5) Không cho phép ngàm cứng đường ống trong tường và móng nhà. Kích thư ớc lỗ cho đường ống đi qua phải đảm bảo có khe hở ít nhất 10cm. Trường hợp có đất lún sụt thì khe hởrộng ít nhất 20cm; phải dùng vật liệu đàn hồi để bịt khe hở.

6) Khi đặt ống qua tường công trình phải đặt trong ống lồng. 7) Phảisử dụngmối nối mềm ở những vị trí sau:

- Trên đường ống dẫn nước ra, vào nhà và công trình;

- Các mốinối với máy bơm, két nước, giếng, van và các thiết bịkhác phải là mối nối tháo lắp được để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế;

- Chỗ ống đứng của đài nước nối với các đường ống ngang;

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ (Trang 25 - 26)